Theo các chuyên gia năng lượng, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ, việc điều hướng ngành công nghiệp này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng trên toàn bộ hệ sinh thái năng lượng. Việc "số hóa" mang lại hiểu biết sâu rộng hơn và tăng cường hiệu suất cho toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng, là chìa khóa giải quyết mọi thách thức trong quá trình chuyển đổi hệ sinh thái năng lượng toàn cầu cũng như của Việt Nam.
Tại hội thảo “Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam”,
Nhu cầu về năng lượng tại Việt Nam ngày càng tăng, dự kiến đạt mức tăng trưởng trung bình 10,5% mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và 8.0% mỗi năm trong giai đoạn 2021 – 2030. Điện năng tiêu thụ dự kiến đạt 234,6 TWh tới năm 2020 và 506 TWh tới năm 2030 – tăng gấp bốn lần so với năm 2014. |
Ông Wouter Van Wersch - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc GE khu vực ASEAN - cho biết: “Chúng tôi chọn Việt Nam là nơi ra mắt khái niệm hệ sinh thái các giải pháp năng lượng bởi đây là một trong những thị trường có nhu cầu năng lượng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia cởi mở với những ý tưởng và giải pháp mới để cung cấp nguồn năng lượng ổn định, bền vững với chi phí hợp lí hơn”.
Đại diện GE đã chia sẻ về các cơ hội cho điện khí, điện than, năng lượng tái tạo, cũng như việc phát huy các dịch vụ sửa chữa nâng cấp nhà máy điện, công nghệ mới cho lưới điện, các giải pháp kỹ thuật số để thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa năng lượng của Việt Nam.
Cùng đó, phần tọa đàm mang đến những thông tin chuyên sâu từ các chuyên gia trong nước và đại diện đến từ Viện Năng Lượng, Vụ Năng lượng Tái tạo, Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công thương, World Bank, Baker Kenzie...
Theo ông Phương Hoàng Kim - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, mục tiêu chính của việc quy hoạch năng lượng quốc gia trong tương lai gần là thúc đẩy an ninh năng lượng, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, thu hút đầu tư mới và đảm bảo thực hiện các quy chuẩn về môi trường.
Xung quanh vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, cần tăng cường sử dụng các phần mềm, công cụ phân tích tiên tiến với chi phí hợp lý kết hợp với Internet ngành công nghiệp để khai phá năng lực tiềm ẩn của dữ liệu lớn trong việc kết nối hệ sinh thái. Hội thảo cũng chia sẻ những kết quả thực tiễn của nhà máy điện kỹ thuật số trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sự vận hành và thúc đẩy các quyết định kinh doanh năng lượng nhằm tạo ra các cơ hội tăng thêm doanh thu và giảm chi phí.
Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng Giám đốc GE Việt Nam cho biết: "Khi Việt Nam đã sẵn sàng để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng trong vòng 10 năm tới, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các phương án tài chính bao gồm việc hình thành nguồn vốn giai đoạn đầu và tiếp cận vốn của bên thứ ba từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, các tổ chức tài trợ phát triển, và các tổ chức khác".