Theo Neowin, đây là nhiệm vụ đầu tiên trong chương trình SmallSat Rideshare của SpaceX nhằm cho phép các tổ chức phóng vệ tinh của họ lên các quỹ đạo khác nhau với giá thấp, chỉ 1 triệu USD. Sứ mệnh này đã phá kỷ lục về số lượng vệ tinh được mang vào không gian, vốn trước đó được giữ bởi Ấn Độ, quốc gia đã phóng 104 vệ tinh vào năm 2017.
Trong chuyến bay vừa được thực hiện, SpaceX cho biết có 133 tàu vũ trụ, vệ tinh thương mại và chính phủ cùng 10 vệ tinh Starlink được phóng. Các tàu vũ trụ, vệ tinh thương mại và chính phủ bao gồm CubeSats, Microsats và các phương tiện di chuyển trên quỹ đạo, trong khi vệ tinh Starlink là vệ tinh đầu tiên thuộc loại này đi vào quỹ đạo địa cực - di chuyển qua cực Bắc và Nam mỗi lần đi quanh Trái đất.
Cũng như các vụ phóng SpaceX khác, giai đoạn đầu tiên của tên lửa là đưa các vệ tinh lên cao trước khi tách rời. Sau khi tách ra, công ty cho biết tên lửa sẽ thực hiện một động tác lật, khởi động các quạt lưới, đốt cháy các phần thừa trước khi dựa vào dẫn khí động học để thực hiện hạ cánh thẳng đứng trên sà lan không người lái đặt ở vùng biển Đại Tây Dương.
Theo trang Rideshare, hãng sẽ thực hiện các sứ mệnh vào quỹ đạo đồng bộ Mặt trời (SSO) khoảng bốn tháng một lần. Khi SpaceX tiếp tục tìm ra các biện pháp hiệu quả hơn trong các vụ phóng tên lửa, công ty có thể tiếp tục giảm chi phí phóng vệ tinh vốn đã tương đối thấp của mình.