Tăng chất lượng hành chính công bằng quy trình CNTT

Tăng chất lượng hành chính công bằng quy trình CNTT
Tạp chí Nhịp sống số - Khái niệm "Chính phủ điện tử" không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Thế nhưng lộ trình xây dựng, vận hành và phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) ở Việt Nam thì còn quá nhiều bất cập, khó khăn...

Tăng chất lượng hành chính công bằng quy trình CNTT

Nhiều địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong công văn số 1597/UBND-CTTĐT ngày 29/3/2016 đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh khẩn trương triển khai áp dụng Trang thông tin điều hành tác nghiệp của đơn vị.

Theo đó, sử dụng “Giải pháp Cổng thông tin điện tử, điều hành và tác nghiệp đa cấp liên thông” do Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh phát triển, các đơn vị thực hiện xử lý, báo cáo liên thông lên UBND tỉnh đối với các công việc sau: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình công tác tháng/năm của UBND tỉnh (đối với những nhiệm vụ đơn vị được giao chủ trì); Đăng ký chương trình công tác tháng/năm theo quy chế làm việc của UBND tỉnh; Báo cáo kết quả công tác định kỳ và đột xuất của đơn vị theo quy chế làm việc của UBND tỉnh; Theo dõi, xử lý “Sự việc báo nêu”; Theo dõi, xử lý “Ý kiến cử tri”; Theo dõi, xử lý “Dân hỏi, cơ quan chức năng trả lời”.

Được xây dựng trên nền tảng Portal thế hệ mới, chuẩn mở, phù hợp cho xu thế chính quyền điện tử tại các địa phương trong cả nước, “Giải pháp Cổng thông tin điện tử, điều hành và tác nghiệp đa cấp liên thông” đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông đa cấp về thông tin và điều hành tác nghiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Tại Đồng Nai, với quyết tâm chính trị cao nhằm thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, tại hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Ðảng bộ tỉnh khóa X ngày 8/4/2016, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh: “Tôi đề nghị sau hội nghị này, các đồng chí trong Ban chấp hành thống nhất với tôi một điều rằng, dứt khoát từ sau ngày hôm nay, nếu còn một cán bộ nào mà hạch sách dân, tổ chức, doanh nghiệp, tôi đề nghị thay ngay, bất kể đó là thủ trưởng các ngành hay chủ tịch các huyện”.

Được biết, Ðồng Nai hiện là một trong những tỉnh mà việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại đã được thực hiện rộng khắp và bước đầu đã khẳng định hiệu quả tại các sở, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ghi nhận thực tế tại Cà Mau, theo ông Lê Hoàng Thảo – Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ cho biết, giải pháp ISO điện tử đang được triển khai tại 8 sở, 4 huyện và 4 xã và được Sở Thông tin Truyền thông đánh giá cao. Cà Mau cũng là tỉnh chọn giải pháp thay thế cho dịch vụ mức độ 3 đang sử dụng vì không phù hợp với mô hình hiện tại. "Ngoài Cà Mau, Sóc Trăng cũng đã tiếp cận và triển khai giải pháp từ Trung tâm Phần mềm với những ưu điểm mang lại cho các đơn vị trong tỉnh. Trong khi đó, Bạc Liêu và Kiên Giang vẫn đang là thị trường tiềm năng cho giải pháp này", ông Thảo nhấn mạnh.

Đẩy mạnh môi trường điều hành, tác nghiệp công sở

Đó chính là điểm mạnh mà "Giải pháp Cổng thông tin điện tử, điều hành và tác nghiệp đa cấp liên thông” khi mang đến quy trình tối ưu nhân lực bằng chính sự linh hoạt trong điều hành. Từ việc thông tin điều hành tác nghiệp – hệ thống công sở điện tử được liên thông đồng bộ với hệ thống Cổng thông tin điện tử các cấp, đã giúp kết nối hoạt động và thông tin xuyên suốt từ bên trong bộ máy chính quyền các cấp đến với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức bên ngoài.

Bên cạnh đó, cùng với việc triển khai và quản lý hệ thống ứng dụng tập trung trên quy mô rộng toàn tỉnh, giải pháp giúp giảm thiểu các chi phí triển khai, quản lý, vận hành, bảo trì ở các đơn vị tham gia ứng dụng. Tính bảo mật cũng được tăng cường với phương thức đăng nhập một lần (SSO) cho tất cả các ứng dụng tích hợp.

Nói về tiện ích của giải pháp ISO điện tử, ông Thảo cho biết đó chính là việc tích hợp làm việc từ xa, giúp quản lý tốt nhân sự và công việc tại cơ quan theo chuẩn dịch vụ công trực tuyến cấp 4, bên cạnh tiện ích lưu trữ gọn nhẹ giúp thông tin được rõ ràng, đáp ứng đầy đủ cho quy trình quản lý theo quy định nhà nước.

Ngoài ra, ISO điện tử còn tích hợp thêm tính năng đánh giá cán bộ, giúp lãnh đạo nắm được tình hình chung để điều phối nhân sự tốt khi phục vụ nhân dân. ISO Điện tử hiện đã được ứng dụng vào quy trình một cửa điện tử nhằm mang đến sự thuận tiện cho người dân khi giao dịch hành chính công.

Riêng tại Đồng Nai, về việc giải quyết các thủ tục hành chính, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường lưu ý với các cấp ủy địa phương về thực tế vẫn còn tình trạng chưa được thông suốt giữa cấp trên và cấp dưới. Điều này cũng giúp “Giải pháp Cổng thông tin điện tử, điều hành và tác nghiệp đa cấp liên thông” có thể tiếp tục ứng dụng nhiều hơn ngoài sân nhà.

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.