Tencent, ByteDance thống trị doanh thu ứng dụng toàn cầu

Tencent, ByteDance thống trị doanh thu ứng dụng toàn cầu
Tạp chí Nhịp sống số - Bất chấp khó khăn ở quê nhà Trung Quốc, Tencent và ByteDance vẫn thống trị doanh thu ứng dụng toàn cầu trong nửa đầu năm nay.

outh China Morning Post dẫn kết quả một báo cáo mới cho biết Tencent Holdings và ByteDance là hai công ty được xếp hạng hàng đầu thế giới về doanh thu từ ứng dụng trong nửa đầu năm 2022. Điều này chứng minh Big Tech Trung Quốc vẫn nắm giữ sức mạnh thị trường toàn cầu mặc cho những khó khăn về quy định khắt khe và suy thoái kinh tế trong nước.

Theo nghiên cứu của dịch vụ theo dõi thị trường di động SensorTower, Tencent là công ty có thu nhập cao nhất trong số các nhà phát hành game và cả không phát hành game, đạt doanh thu khoảng 4,4 tỉ USD trong giai đoạn sáu tháng đầu năm nhờ vào các game ăn khách như Honor of Kings và PUBG Mobile. ByteDance đứng thứ hai với 1,3 tỉ USD được tạo ra trong nửa đầu năm nay, nhờ sự phổ biến của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok. Riêng trong mảng game, Tencent thu về 2,6 tỉ USD, chiếm gần 10% toàn bộ thị trường ứng dụng game toàn cầu trị giá 27 tỉ USD.

Báo cáo của SensorTower bao gồm 900.000 nhà sản xuất ứng dụng game và không phải game trên toàn thế giới. Dữ liệu của SensorTower cũng cho thấy mức độ thống trị của các ông lớn trong thị trường game, với 1% hàng đầu có tổng cộng 72 tỉ lượt cài đặt trên App Store của Apple và Google Play trong nửa đầu năm, chiếm 79% tổng số lượt cài đặt toàn cầu. Trong khi đó, 99% nhà xuất bản còn lại chia sẻ 21% số lượt cài đặt ứng dụng.

Tuy nhiên, trong khi 1% hàng đầu vẫn có ảnh hưởng lớn trên lĩnh vực game di động, sự thống trị của họ đã dần suy yếu trong ba năm qua. Cùng với xu hướng đó là đà sụt giảm trong việc áp dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động và chi tiêu của người tiêu dùng, do ảnh hưởng từ lạm phát và khó khăn kinh tế khiến các công ty như Netflix, ByteDance phải đa dạng hóa thị trường game.

Riêng ở Trung Quốc, việc kiểm tra kỹ lưỡng về quy định và kết quả phê duyệt giấy phép không thể đoán trước cho các tựa game mới đã buộc các nhà phát triển game trong nước phải khám phá cơ hội ở nước ngoài. Ví dụ, Tencent đã tăng cổ phần thiểu số của mình trong công ty phát triển trò chơi Pháp Ubisoft. NetEase mua lại Quantic Dream vào tháng trước, sau khi cả hai công ty không nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý Trung Quốc cho các tựa game mới.

Có thể bạn quan tâm