Thách thức phát triển kinh tế số: "Triển khai nửa vời"

Thách thức phát triển kinh tế số:
Tạp chí Nhịp sống số - Đó là nhận định được ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, diễn ra sáng nay (2/5) tại Hà Nội. Ông Ngọc cho rằng thách thức lớn nhất và cũng là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam là khoảng cách giữa hoạch định chính sách

kinh tế số, Diễn đàn kinh tế tư nhân, Bùi Quang Ngọc,

"Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019" là sự kiện có quy mô quốc gia, quốc tế về những vấn đề then chốt của nền kinh tế, đặc biệt là giải pháp phát triển cho khu vực tư nhân. Trong đó, Phiên toàn thể (chiều ngày 2/5), là phiên đối thoại lớn với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, gần 50 ủy viên trung ương Đảng, gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng và lãnh đạo các tỉnh. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư TP HCM và ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội tham dự với tư cách khách mời.

Tham dự và phát biểu khai mạc phiên

Tham gia "Hiến kế" cho lĩnh vực này, trả lời câu hỏi "Thách thức của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế số là gì?", ông Bùi Quang Ngọc cho rằng thách thức lớn nhất và cũng là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam là khoảng cách giữa hoạch định chính sách và việc triển khai trong thực tiễn.

Theo đó, ông Ngọc cho rằng: "Chẳng cứ lĩnh vực kinh tế số, mà ở nhiều lĩnh vực khác của Việt Nam, việc nói và làm không đi cùng nhau". Mặc dù Chính phủ đã có những chương trình, những giải pháp phát triển kinh tế số từ hai thập kỷ trước, nhưng thực tế, những chuyển biến không tương đồng với kỳ vọng ban đầu. Các chương trình được đề ra "hoành tráng" nhưng khi triển khai thực tế lại không mang lại nhiều hiệu quả.

Dẫn chứng cho điều này, ông Bùi Quang Ngọc nhận định: sự phát triển của kinh tế số tại khu vực công là một lĩnh vực quan trọng để tạo cầu cho sự phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các chương trình xây dựng kinh tế số như Chính phủ điện tử, Y tế thông minh, Giao thông thông minh... lại được triển khai "rất nửa vời", thậm chí là một "khoảng trống lớn".

Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang pháp lý cũng là một vấn đề cần khắc phục. Kinh tế số tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới, việc pháp lý hóa những lĩnh vực mới cần được thực hiện đồng bộ, liên quan đến mục tiêu quốc gia về kinh tế số. Việc chuẩn hóa được coi là yếu tố bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.