Việc triển khai Đề án
Tuy nhiên, ông Lữ cho rằng, đối với các tỉnh thuộc nhóm 3, nhóm 4 khi thực hiện triển khai truyền hình số mặt đất sẽ có nhiều phát sinh. Tại Thanh Hóa do địa bàn trải rộng, có cả đồng bằng, miền núi và vùng biển cho nên hiện tại để phủ sóng truyền hình analog ở Thanh Hóa đang phải sử dụng tới 52 trạm phát lại. Tại 52 trạm phát lại này có 300 lao động đang làm việc.
Ông Lữ đặt ra vấn đề khi thực hiện số hóa truyền hình thì cơ sở vật chất tại các trạm phát lại và những con người đang làm việc tại các trạm phát lại này sẽ giải quyết thế nào. Đây là vấn đề rất khó khăn mà Sở TT&TT Thanh Hóa vẫn chưa thể có biện pháp giải quyết.
“Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có hỏi Sở TT&TT sẽ giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lao đông dôi dư này thế nào, chúng tôi chưa thể trả lời. Do đó, tôi rất mong Bộ TT&TT sớm có đánh giá tổng kết, kết quả thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của nhóm 1, từ đó chỉ ra những việc phải làm của các tỉnh ở nhóm 3, nhóm 4, để các Sở TT&TT còn có thể tham mưu cho UBND tỉnh. Đặc biệt là việc giải quyết công ăn việc làm cho 300 lao động dôi dư thế nào rất cần được hướng dẫn cụ thể”, ông Lữ nói.