Thị trường chuyển phát nhanh: Sau tăng trưởng nóng là cạnh tranh gay gắt

Tạp chí Nhịp sống số - Thị trường chuyển phát nhanh đang "gặp thời" với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Nhưng cùng đó là bài toán về gia tăng sức cạnh tranh để phát triển và khẳng định vị thế.

Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh, với sự tham gia của khoảng hơn 400 doanh nghiệp (theo số liệu từ Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và truyền thông). Bên cạnh những con số lạc quan, áp lực cạnh tranh và những hệ lụy từ sự "tăng trưởng nóng" này cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp.

Tưng bừng thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam 

Có thể thấy, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) - lĩnh vực đang đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam với giá trị ước đạt 14 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2021, theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2022 do Google, Temasek và Bain & Company công bố mới đây. Báo cáo cho biết, có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Cùng đó, một số liệu khác do Allied Market Research công bố cho thấy, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam đạt giá trị 0,71 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính sẽ tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 24,1% trong giai đoạn 2022 - 2030. Theo báo cáo này, ngoài yếu tố TMĐT, sự gia tăng về nhu cầu giao hàng B2C và tốc độ phát triển nhanh chóng trong các dịch vụ thương mại quốc tế là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng. 

Thị trường chuyển phát nhanh

Ngoài ra, sự gia tăng mạnh mẽ về công nghệ, số hóa, vốn đầu tư lớn vào logistics và nâng cấp công nghệ của các phương tiện giao hàng cũng góp phần tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới cho thị trường chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, những rào cản như chi phí vận hành cao, thiếu cơ sở hạ tầng chất lượng cao, sự liên thông giữa các đầu mối... là mối đe dọa cho việc mở rộng thị trường.

Những rào cản và rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng và cơ hội tiềm năng, thị trường chuyển phát nhanh đang có biên lợi nhuận tương đối thấp do mức chi phí cao và sự kém hiệu quả trong khâu trung chuyển hàng hóa. Tình trạng này buộc các doanh nghiệp chuyển phát phải tối ưu hóa quy trình và bộ máy để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả vận hành và chất lượng dịch vụ tới tay người tiêu dùng.

Nhận định về tình trạng này, ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu Tư - nói: “Các nhà bán hàng có nhu cầu tìm giải pháp vận chuyển hàng nhanh, đáp ứng thời gian giao hàng khi lượng đơn hàng trực tuyến cao đột biến. Tuy nhiên, doanh thu trực tuyến bán hàng cao cũng đồng thời tạo áp lực lên hệ thống hậu cần, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, bao gồm cả nhà xưởng, nhà kho”.

Trước thực trạng này, để đáp ứng nhu cầu của người bán và tiếp sức cho luồng giao nhận của thị trường, một số đơn vị chuyển phát nhanh đã “vào cuộc” cạnh tranh bằng việc nâng cao nội lực tạo bước đột phá trong lĩnh vực giao nhận. Đơn cử như J&T Express - doanh nghiệp sở hữu trung tâm trung chuyển lớn bậc nhất Việt Nam - cũng xác định cạnh tranh về chất lượng dịch vụ là một trong những chiến lược lâu dài.

"Đường dài mới biết ngựa hay"

Qua khảo sát “Để mình hiểu nhau hơn” do J&T Express thực hiện, đơn vị này đã nhận thấy một nhu cầu nổi bật và rất "được lòng" người dùng là việc giao hàng xuyên suốt 365 ngày. Để đáp ứng được điều đó, không chỉ đòi hỏi sự đầu tư bài bản mà còn cần đến một mô hình vận hành tổng thể được tối ưu hóa, linh hoạt. 

Hơn 1.900 bưu cục, 850 xe vận tải, 19.000 nhân viên, 36 trung tâm trung chuyển là những con số cho thấy sự đầu tư chỉn chu, bài bản của J&T Express. Cùng đó, đại diện J&T Express cho biết, nhằm tiếp sức luồng giao nhận của thị trường, J&T Express đã cung cấp một mô hình dịch vụ đa dạng - Chuyển phát tiêu chuẩn được thiết kế cho tất cả đối tượng khách hàng; dịch vụ Chuyển phát Nhanh đáp ứng đưa ra một số giải pháp vận chuyển đảm bảo như giao nhanh, nhận giao cả hàng hóa cồng kềnh hay có thể đặt giao hàng dễ dàng trên nhiều nền tảng; siêu dịch vụ giao hàng cao cấp J&T Super với ưu thế vận chuyển hỏa tốc, ổn định và bảo mật cho đến giao hàng tươi sống; hay dịch vụ giao hàng J&T International giúp người dùng có thể tra cứu hành trình quốc tế.

thị trường chuyển phát nhanh

Với mùa mua sắm cuối năm, J&T Express cũng tăng cường hỗ trợ nhiều ưu đãi giá trị, đơn cử như Red Tuesday, giảm giá cước vận chuyển toàn quốc hay tặng chủ shop, nhà bán hàng nhiều quà tặng giá trị,... Bên cạnh đó, J&T Express cũng hợp tác với các chuyên gia trong ngành nhằm chia sẻ, hỗ trợ người bán hàng có thêm kinh nghiệm, kiến thức thị trường và xu hướng trong kinh doanh online cũng như lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanh hiệu quả thông qua chuỗi tọa đàm trực tuyến Chỉ Dẫn Đỏ.

Để giải quyết bài toán phát triển đường dài ổn định, J&T Express đặc biệt đầu tư công nghệ vào quá trình vận chuyển, đảm bảo quy trình vận hành mượt mà, ổn định hơn. Tháng 8/2022, J&T Express tiên phong bổ sung tính năng thanh toán đơn hàng bằng QR Code động. Theo đó hình thức này giúp hạn chế tối đa nhầm lẫn trong quá trình giao dịch, chỉ cần người dùng có cài đặt app ngân hàng bất kỳ, khi thanh toán đơn hàng bằng cách quét mã QR động do shipper J&T Express cung cấp, các thông tin như số tiền cần thanh toán, số tài khoản, thông tin đơn hàng... sẽ tự động hiển thị đầy đủ trên app giúp J&T Express dễ dàng đối soát các thông tin.

Có thể thấy, đây là một trong những đơn vị ý thức đầy đủ về độ khó của cuộc đua "đường dài" này và đã có đấu pháp hợp lý, đó là sớm bước vào hành trình chuyển đổi số liên tục để đồng hành cùng tam giác người bán - người mua - shipper. 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.