Thúc đẩy thanh toán điện tử: Cần sự đồng bộ từ cơ chế đến thực thi

Thúc đẩy thanh toán điện tử: Cần sự đồng bộ từ cơ chế đến thực thi
Tạp chí Nhịp sống số - Theo các chuyên gia, để thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam, cần có những cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn cũnng như sự phối kết hợp của các bộ ngành.

Sáng 16/12, Diễn đàn

thúc đẩy thanh toán điện tử Việt Nam

Nhóm công tác diễn đàn đề xuất 10 kiến nghị để phát triển thanh toán điện tử Việt Nam.

Đối với Bộ Tài chính, nhóm kiến nghị cơ quan này ban hành chính sách khuyến khích và có lộ trình từ 2016 tiến tới yêu cầu thanh toán điện tử với các khoản thuế từ 1/1/2018.  Thứ hai, kiến nghị Bộ nghiên cứu và đề xuất chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng cho hàng hoá và dịch vụ mua sắm trực tuyến được thanh toán điện tử, cho giai đoạn 3 năm từ 2017-2019. Cuối cùng, nhóm kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất chính sách ưu đãi thuế đối với phần doanh thu ghi nhận từ thanh toán điện tử tại các điểm bán lẻ trong giai đoạn 3 năm từ 2017-2019.

Liên quan đến Bộ Công Thương, nhóm công tác kiến nghị cơ quan này ban hành chính sách khuyến khích và lộ trình phù hợp để các website thương mại điện tử kết nối với các cổng thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách mua hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, Bộ Công Thương nghiên cứu đưa ra quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ theo hướng sẵn sàng lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ và ký hợp đồng thanh toán thẻ với ngân hàng để hỗ trợ khách hàng mua sắm, chi tiêu bằng thẻ thanh toán.

Với Ngân hàng Nhà nước, nhóm công tác kiến nghị cơ quan này xây dựng và ban hành các quy định, tiêu chuẩn thống nhất về thanh toán điện tử và tiền điện tử áp dụng chung cho các lĩnh vực kinh tế, nhằm tạo thuận lợi trong quá trình thanh toán điện tử của người dân và doanh nghiệp, trong đó có nộp thuế điện tử, thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và tại các điểm bán lẻ.

Bên cạnh đó, nhóm cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các nhà băng có chương trình khuyến khích, chính sách để ưu đãi thanh toán điện tử và hạn chế thanh toán tiền mặt.

Kiến nghị chung đối với tất cả bộ, ngành, nhóm công tác cho rằng, cần có sự liên thông trong việc kết nối cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính, hạ tầng thương mại điện tử của Bộ Công Thương với cổng thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ phát triển dịch vụ nộp thuế điện tử và thương mại điện tử.

Kiến nghị tiếp theo của nhóm là Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước phối hợp tăng cường giám sát, áp dụng các chế tài mạnh hơn đối với việc thu phụ phí thanh toán thẻ tại các điểm bán lẻ.

Ngoài ra, nhóm cũng kiến nghị các Bộ ngành tăng cường truyền thông và phối hợp với các cơ quan báo chí để thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp về lợi ích và hiệu quả nộp thuế điện tử, thanh toán điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.