Trẻ em nhìn màn hình nhiều sẽ nhận thức kém?

Trẻ em nhìn màn hình nhiều sẽ nhận thức kém?
Tạp chí Nhịp sống số - Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí “The Lancet Child & Adolescent Health” trẻ em liên tục nhìn vào màn hình trên hai giờ mỗi ngày có thể dẫn đến những bất lợi về nhận thức.

Một nhóm nghiên cứu của Canada đã xem xét dữ liệu từ 4.500 trẻ em ở độ tuổi từ 8 đến 11 và so sánh việc sử dụng màn hình (số liệu do các em tự báo cáo) của trẻ em với hiệu suất hoạt động của não một trong bài kiểm tra đánh giá sự phát triển của não bộ.

Phát hiện từ nghiên cứu (tập trung vào các yếu tố như trình độ học vấn gia đình và thu nhập hộ gia đình) này cho thấy, những đứa trẻ giới hạn thời gian giải trí (ví dụ, thời gian sử dụng màn hình không liên quan đến việc học) trong khoảng 120 phút đã đạt điểm số tốt hơn trong các lĩnh vực: ngôn ngữ, trí nhớ sự kiện, chức năng điều hành, sự tập trung, trí nhớ ngắn hạn và tốc độ xử lý thông tin.

Trong nhóm trẻ có thời gian trung bình 3,6 giờ đồng hồ mỗi ngày bên màn hình TV, máy tính và thiết bị di động có rất ít trường hợp đạt điểm số cao.

Jeremy Walsh, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu CHEO ở Ottawa, Canada cho biết, cần thiết phải có những nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa thời gian sử dụng màn hình và sự nhận thức, bao gồm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại màn hình khác nhau, cho dù nội dung là giáo dục hay giải trí và liệu nội dung đang diễn ra trên màn hình có đòi hỏi phải tập trung hay liên quan đến các chức năng đa nhiệm.

Ngoài việc hạn chế thời gian sử dụng màn hình, nghiên cứu cũng nhận thấy rằng hiệu suất nhận thức được cải thiện ở những trẻ em ngủ ít nhất 9 giờ/đêm và hoạt động thể chất một giờ/ngày.

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.