Trong báo cáo, các tác giả Britt Paris và Joan Donovan đã nghiên cứu deepfake dưới một cái nhìn sâu rộng - sự thao túng truyền thông liên tục và nói rằng điều này chỉ được giải quyết nếu có sự chung tay từ cả xã hội và kỹ thuật.
“Cơn hoảng loạn xung quanh các vấn đề liên quan đến deepfake chứng minh các giải pháp kỹ thuật nhanh chóng đã không định vị và giải quyết được các vấn đề cấu trúc”, Paris nói với The Verge.
“Đây là một dự án lớn, nhưng chúng tôi cần tìm giải pháp mang tính xã hội cũng như chính trị để những người không có quyền lực sẽ không bị bỏ lại trong cuộc tẩy chay này".
Quan hệ giữa truyền thông và sự thật chưa bao giờ ổn định, báo cá cho hay. Các tác giả trích dẫn hành động của những công ty truyền thông trong Gulf War rằng họ đã trình bày sai sự kiện trên mặt đất bằng cách chỉnh sửa hình ảnh từ các bản tin buổi tối.
Những hình ảnh là thật, song chúng đã bị thao túng sai lệch bằng cách bối cảnh hóa, diễn giải và phát sóng suốt ngày đêm trên truyền hình cáp.
Nỗi sợ hãi về các lỗ hổng truyền bá thông tin sai lệch đã tăng lên khi công nghệ dần trở nên tiến bộ. Một số lo lắng nó có thể “tàn phá” cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2020 tới.
Hầu hết các phương tiện truyền thông có liên quan đến deepfake đã tập trung vào các nhân vật nổi tiếng và nhà lập pháp, như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-Calif). Nhưng các tác giả viết rằng: Những người bị tổn hại cuối cùng bởi loại công nghệ này chính là công dân và xã hội.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đang xem xét giải pháp công nghệ và gần đây Facebook đã phát hành một bộ dữ liệu thử nghiệm các mô hình mới nhằm phát hiện lỗ hổng sâu trong kĩ thuật, báo cáo Dữ liệu và Xã hội cảnh báo không nên chỉ tin tưởng vào các ông “trùm” công nghệ Big Tech.
Các giải pháp cần bao gồm nhiều hơn nữa, có thể là ban hành biện pháp liên bang đối với các tập đoàn, để khuyến khích họ giải quyết vấn đề này một cách có ý nghĩa hơn từ lợi nhuận khổng lồ của mình trong 15 năm qua, các tác giả đã viết trong kết luận của báo cáo.