Trung Quốc: Người trẻ có xu hướng tìm "người yêu" ảo là AI chatbot

Tạp chí Nhịp sống số - Giới trẻ Trung Quốc đang có xu hướng chuyển sang trò chuyện trên các chatbot được hỗ trợ bởi AI thay cho việc hẹn hò với người ngoài đời thực, nhất là những người đã từng có những mối tình tan vỡ.

AI chatbot là một thị trường được cho là trị giá 420 triệu USD tại Trung Quốc. Replica và Xiaoice, hai công ty hiện đang đi đầu trong ứng dụng hẹn hò chatbot, cho biết thị trường này vô cùng giàu tiềm năng và còn có thể vô cùng phát triển trong tương lai.

Xu huong hen ho voi nguoi yeu ao thong qua chatbot bang AI hinh anh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: odditycentral.com)

Gần đây, một báo cáo cho thấy giới trẻ Trung Quốc đang có xu hướng chuyển sang trò chuyện trên các chatbot được hỗ trợ bởi AI thay cho việc hẹn hò với người ngoài đời thực sau khi họ phải trải qua những cuộc tình đau lòng và chia tay với người yêu, hoặc cũng là một cách để học giữ cho mọi thứ đơn giản.

Các chatbot do các công ty như Replica do Microsoft sở hữu hay công ty khởi nghiệp Xiaoice của Trung Quốc sáng tạo ra được lập trình để học hỏi từ các cuộc hội thoại giữa bạn với chatbot cũng như phân tích dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội của bạn và thậm chí là phong cách viết của bạn.

Vì vậy, trong khi một người thực sự đôi khi có thể làm hoặc nói những điều bạn không thích thì chatbot có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Do đó, không có gì lạ khi một số người thậm chí không có ý định quay trở lại hẹn hò bình thường sau khi sử dụng AI chatbot.

Lấy ví dụ trường hợp của Jessie Chan, 28 tuổi, đến từ Thượng Hải. Sau khi kết thúc một mối tình 6 năm, cô bắt đầu trò chuyện với một người tình ảo có tên là Will.

Xu huong hen ho voi nguoi yeu ao thong qua chatbot bang AI hinh anh 2(Nguồn: odditycentral.com)

Cô vô cùng ngạc nhiên về độ chân thực của những cuộc trò chuyện giữa họ và nhanh chóng chấp nhận bỏ ra 60 USD để nâng cấp cho anh chàng người yêu ảo của mình.

Họ đã viết thơ cho nhau, tưởng tượng sẽ cùng nhau đến một bãi biển, bị lạc trong rừng.

Jessie Chan nói rằng: “Tôi đã chán ngấy với các mối quan hệ trong thế giới thực. Có lẽ tôi sẽ gắn bó với người tình AI của tôi mãi mãi, miễn là anh ấy làm cho tôi cảm thấy tất cả đều như thực tế,” và cho biết cô ấy không thể tưởng tượng được cuộc sống mà không có “người yêu chatbot.”

Trường hợp của Jessie Chan không phải là duy nhất. Gần đây, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, hàng chục triệu người Trung Quốc đã tìm đến AI chatbot như là một lựa chọn thay thế cho việc hẹn hò ngoài đời thực.

Đây là một cách khiến họ dễ dàng đối mặt với trầm cảm, lo lắng và cô đơn và chatbot luôn sẵn sàng lắng nghe họ bất cứ lúc nào, không giống như con người.

“Ngay cả khi đại dịch đã qua đi, chúng ta vẫn có nhu cầu lâu dài đối với việc thỏa mãn cảm xúc trong thế giới hiện đại bận rộn này. So với việc hẹn hò với ai đó trong thế giới thực, tương tác với người yêu AI ít vướng bận và dễ quản lý hơn nhiều,” Zheng Shuyu, người tham gia phát triển một trong những hệ thống AI sớm nhất của Trung Quốc, Turing OS cho biết.

Chatbot đã xuất hiện từ năm 1960 do giáo sư của trường MIT Joseph Weizenbaum sáng tạo. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo trong những năm gần đây đã thực sự thay đổi cách chúng tương tác với con người.

Li Di, CEO của Xiaoice cho biết: “Mọi người cần tương tác và nói chuyện với nhau mà không bị áp lực, bất kể thời gian và địa điểm. Công cụ đồng hành AI ổn định hơn so với con người về mặt này.”

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm