Từ năm 2017, Google sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo

Từ năm 2017, Google sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo
Tạp chí Nhịp sống số - Google cho biết 100% trung tâm dữ liệu và văn phòng toàn cầu sẽ sử dụng năng lượng tái tạo kể từ năm 2017.

trung tâm dữ liệu của Google tại Pryor, Oklahoma, Mỹ

Bên trong trung tâm dữ liệu của Google tại Pryor, Oklahoma, Mỹ.

Hôm 6/12, Google thông báo đã mua đủ năng lượng gió và năng lượng mặt trời cho lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm. Điều đó đồng nghĩa các máy chủ xử lý yêu cầu tìm kiếm Google Maps, lưu trữ Gmail hay YouTube sẽ chỉ sử dụng

Apple cũng có nhiều sáng kiến thân thiện với môi trường

Apple cũng có nhiều sáng kiến thân thiện với môi trường

Đặc biệt, các công ty công nghệ đang mua nhiều năng lượng tái tạo hơn vì hai lý do chính. Một là, nó làm lợi cho việc kinh doanh của họ: giá năng lượng mặt trời ở Mỹ đã giảm 80% kể từ năm 2012 trong khi giá điện gió giảm 60% nhờ công nghệ và thiết kế được cải thiện, chi phí tài chính thấp hơn và tệ quan liêu giảm. Năng lượng gió và mặt trời ngày một cạnh tranh hơn so với các nguồn truyền thống như gas hay than đá.

Khi mua năng lượng từ dự án điện gió hay năng lượng mặt trời, họ thường ký thỏa thuận dài hạn với các nhà phát triển. Hợp đồng đưa ra mức giá cố định trong 10 hay 20 năm, cho phép công ty quản lý chi phí tương lai và tiết kiệm tiền chi phí.

Google ký thương vụ mua năng lượng tái tạo đầu tiên của Mỹ vào năm 2010 với hợp đồng mua 114 megawatt từ một trang trại điện gió tại Iowa. Từ đó đến nay, gã khổng lồ tìm kiếm ký thêm 17 thỏa thuận điện gió và 2 dự án năng lượng mặt trời nữa tại 6 bang của Mỹ và 6 nước. Cùng nhau, 20 dự án sản xuất ra 2.600 megawatt năng lượng sạch, đủ cho tất cả các hoạt động trực tiếp trên toàn thế giới của Google. Nó chưa bao gồm nhu cầu điện gián tiếp từ các đối tác sản xuất thứ ba.

Nguyên nhân thứ hai là mục tiêu phát triển bền vững. Khi nền kinh tế điện tử mở rộng, các công ty kỹ thuật số phải xây nhiều trung tâm dữ liệu hơn trên toàn cầu. Họ đối mặt với áp lực ngày một tăng từ khách hàng và các tổ chức vì môi trường để đáp ứng yêu cầu năng lượng lớn hơn, xuất phát từ năng lượng tái tạo hơn là than đá và gas phát sinh nhiều khí thải hơn.

Từ năm 2010, các doanh nghiệp công nghệ chiếm khoảng 2/3 các giao dịch năng lượng tái tạo, theo tổ chức môi trường Rocky Mountain Institute. Theo ông Cook, “CNTT đang dẫn đầu về mua năng lượng tái tạo”.

Cook là tác giả chính trong báo cáo “Click Clean” – xếp hạng doanh nghiệp Internet về hoạt động môi trường - của Greenpeace. Trong báo cáo năm 2015, Google được liệt kê là “nhà đổi mới xanh” trong khi Amazon Web Services được xem là đang “ở lưng chừng đường”, còn Oracle đang mắc kẹt trong “quá khứ năng lượng bẩn”.

Facebook ghi điểm khá tốt trong báo cáo mới nhất của Greenpeace sau khi thực hiện “nâng cấp cơ bản trong minh bạch” và khuyến khích các cơ sở tại Iowa đầu tư hàng tỷ USD vào trang trại mới thông qua xây dựng một trung tâm dữ liệu tại bang này. Hai trung tâm dữ liệu khác của mạng xã hội – tại Clonee (Ireland) và Los Lunas (Mexico) – sẽ được điều khiển hoàn toàn bằng năng lượng sạch khi hoàn thiện.

Apple, một trong các đối thủ lớn nhất của Google, cũng có những bước tiến đáng kể về năng lượng sạch. Nhà sản xuất iPhone hồi tháng 9 cho biết sẽ hợp tác với các nhà sản xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon từ các nhà máy. Gần như tất cả trung tâm dữ liệu, văn phòng và cửa hàng bán lẻ của hãng đều sử dụng năng lượng tái tạo. Tháng 8/2016, Apple được chính phủ liên bang cấp phép bán điện sạch giống Google năm 2010.

Mùa hè năm nay, Microsoft thông báo mục tiêu mới: 50% điện tại trung tâm dữ liệu từ năng lượng sạch vào năm 2018 và 60% từ năng lượng tái tạo vào đầu những năm 2020.

Tại Salesforce, mục tiêu là 100% năng lượng sạch cho các chi nhánh trên toàn cầu. Để làm điều này, công ty điện toán đám mây ký hai hợp đồng lớn với các trang trại gió tại Texas và Tây Virginia.

Suzanne DiBianca, phụ trách hoạt động từ thiện tại Salesforce, viết trong email: “Nhìn vào tương lai, doanh nghiệp có cơ hội và trách nhiệm trong chuyển đổi hệ thống năng lượng để chúng đáng tin cậy, an toàn và sạch”.

Những nỗ lực riêng của Google trong việc mua năng lượng gió và mặt trời tạo tiền lệ cho nhiều doanh nghiệp khác làm theo. Chẳng hạn, gần đây, Google hợp tác với Duke Energy tại Bắc Carolina để xây dựng dự án năng lượng mặt trời 61 megawatt, điều khiển trung tâm dữ liệu mới tại bang này. Như một phần trong giao dịch, các công ty khác trong vùng cũng được mua điện từ dự án mà không cần tốn thêm chi phí trung gian.

Có thể bạn quan tâm