Ứng dụng Parler có thể sẽ không bao giờ trở lại

Ứng dụng Parler có thể sẽ không bao giờ trở lại
Tạp chí Nhịp sống số - Trao đổi với Reuters, CEO Parler John Matze tỏ ra bi quan về tương lai của ứng dụng.

Gần đây, mạng xã hội Parler liên tục gặp hạn sau khi bị Apple và Google gỡ khỏi kho ứng dụng và việc Amazon tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ gần như đặt dấu chấm hết cho tương lai của nền tảng này.

Khi được Reuters hỏi về khả năng Parler hoạt động trở lại, John Matze đáp: "Có thể không bao giờ. Chúng tôi chưa biết". Nhưng vào lúc Reuters công bố bài báo, John Matze bổ sung: "Tôi là người lạc quan. Có thể mất nhiều ngày hoặc vài tuần nhưng Parler sẽ tái xuất và mạnh mẽ hơn". Suốt thời gian qua, Parler đã cố gắng liên hệ với nhiều công ty cung cấp dịch vụ đám mây khác ngoài Amazon.

Mạng xã hội Parler thành lập từ năm 2018, thu hút hơn 12 triệu người dùng. Nhờ chính sách cho phép tự do ngôn luận, Parler là điểm dừng chân lý tưởng của những người theo phe bảo thủ ở Mỹ.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, John Matze cho biết vào cuối mùa hè năm 2020, Amazon giới thiệu Parler với các nhà đầu tư tiềm năng khác - đây là ưu đãi tiêu chuẩn dành cho công ty khởi nghiệp. Nhưng cũng chính Amazon đột ngột kết thúc ưu đãi và không đảm bảo tài trợ cho Parler nữa, mặc dù bản thân công ty cũng không cần thêm vốn vào thời điểm đó.

Trong đơn đệ trình lên tòa án, Parler cho rằng Amazon không cung cấp bằng chứng cho thấy Parler dung túng việc kích động bạo lực ở Điện Capitol ngày 6.1. Công ty gọi việc đơn phương chấm dứt dịch vụ của Amazon là "thảm họa".

John Matze cho biết: “Không biết bao nhiêu người đã nói rằng chúng tôi không thể tiếp tục hợp tác với họ được nữa". Ngoài Amazon, Apple và Google, nhiều doanh nghiệp khác cũng đột ngột nói lời chia tay với Parler. Parler vừa bị loại khỏi dịch vụ thanh toán trực tuyến Stripe và mất cơ sở dữ liệu Scylla Enterprise, rồi mất luôn quyền truy cập vào Twilio Inc và Slack Technologies Inc.

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.