Kênh RT (Nga) cho biết Verizon và AT&T dự định vào 5/12 triển khai sử dụng băng tần C cho mạng 5G. Tuy nhiên, kế hoạch này bị hoãn cho đến 5/1/2022. Cả Verizon và AT&T đã xác nhận thông tin này ngày 4/11.
Hai công ty dự kiến hợp tác với FAA để giải quyết các lo ngại liên quan đến nguy cơ gây ảnh hưởng tới thiết bị an toàn buồng lái vốn cũng dùng băng tần C.
Verizon và AT&T đã chi tới 70 tỷ USD để có được quyền tiếp cận băng tần C sau cuộc đấu giá vào đầu năm nay. Nhưng ngành hàng không đã mạnh mẽ phản đối điều này, vì cho rằng “có nguy cơ gián đoạn trong sử dụng Hệ thống Không phận Quốc gia” nếu Verizon và AT&T sử dụng băng thông này cho hệ thống mạng không dây 5G.
Hai công ty này vốn sở hữu kết nối mạng không dây 5G trong băng thông cao hơn với công nghệ sóng milimet và băng thông thấp được cho có tốc độ chậm hơn. Verizon và AT&T không phải hai doanh nghiệp duy nhất triển khai mạng 5G, đối thủ của họ là T-Mobile cũng đã triển khai các băng tần trung nhưng không bao gồm băng tần C.
Trong một cuộc họp vào tháng 8 với Ủy ban Viễn thông Liên bang, ngành công nghiệp hàng không đã cảnh báo về “va chạm” giữa hai lĩnh vực. Họ cho rằng nếu không có động thái thì gián đoạn có thể xảy ra, buộc FAA phải giảm năng lực hoạt động hàng không.
FAA vào đầu tháng 11 công bố “bảng tin đặc biệt” nhấn mạnh đến khả năng 5G can thiệp vào phần cứng an toàn máy bay vốn dựa vào tiếp cận radio đo độ cao nhiệt. FAA cũng đưa ra quy định chính thức hạn chế sử dụng một số hệ thống tự động nhằm ngăn chặn tín hiệu 5G xâm lấn băng thông của máy bay.
Mặc dù chưa có cảnh báo về “can thiệp có hại” với 5G tại các quốc gia khác nhưng các phi công được khuyến nghị rằng họ phải “chuẩn bị cho khả năng sự xâm nhập từ 5G và các công nghệ khác có thể khiến một số thiết bị an toàn nhất định trục trặc”.