Đặt ra vấn đề này, ông Kh Lee - Giám đốc Vận hành, Jabil Việt Nam - đã có những phân tích, đánh giá cách thức công nghệ tác động vào thị trường nhân lực trong tương lai, cũng như đang đòi hỏi con người phải nâng cao kỹ năng tư duy và làm việc ngay từ lúc này.
Nhịp Sống Số xin trân trọng giới thiệu bài viết hấp dẫn này đến quý độc giả! (Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt lại).
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cho thấy, chỉ có dưới 5% số nghề nghiệp có thể được tự động hóa hoàn toàn thông qua sử dụng các công nghệ hiện tại. Tuy nhiên, gần như mọi nghề nghiệp đều có tiềm năng ứng dụng công nghệ tự động hóa, bao gồm cả những công việc có mức độ kỹ năng trung bình và kỹ năng cao. Ngay cả một số công việc nhất định trong ngành tài chính, luật và y tế cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của khả năng bị thay thế bởi công nghệ tự động hóa.
Trong bối cảnh của sự tiến bộ và thay đổi công nghệ nhanh chóng trên các khía cạnh địa chính trị, kinh tế xã hội và nhân khẩu học, Ủy ban Kinh tế Tương lai Singapore đã vạch ra chiến lược kinh tế cho thập kỷ tiếp theo. Khi mà hầu hết những kỹ năng cần thiết hiện nay còn chưa xuất hiện ở thời điểm cách đây 10 năm, chúng ta cần phải làm gì để duy trì sự cần thiết và lợi thế cạnh tranh trong tương lai số?
Chuẩn bị cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Lịch sử đã chứng minh rằng, luôn có những cơ hội đi kèm theo những tiến bộ công nghệ. Theo báo cáo Việc làm trong tương lai (Future of Jobs) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các tiến bộ công nghệ và các yếu tố kinh tế - xã hội sẽ tạo ra 2,1 triệu việc làm mới tính đến năm 2020.
Những công nghệ như AI, rô-bốt, IoT, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và hoạt động cộng tác liền mạch, đang buộc các công ty phải định hình lại hoạt động kinh doanh trong kỷ nguyên số. Khi các doanh nghiệp tái cấu trúc để
Khi tự động hóa và máy móc được ứng dụng rộng rãi sẽ kéo theo mức độ cộng tác cao hơn giữa con người và máy móc trong quá trình thực hiện những tác vụ phức tạp. Các công việc mới có yêu cầu về những kỹ năng khác nhau sẽ xuất hiện, và người lao động sẽ thực hiện những công việc hỗ trợ cho máy móc và ngược lại.
Khi công việc phát triển trở thành các hoạt động theo nhu cầu và theo dự án, khái niệm truyền thống về công việc sẽ không còn phù hợp nữa. Để cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức tương lai, môi trường làm việc hiện đại sẽ cần một thế hệ người lao động mới có khả năng đi tiên phong trong những phương thức hoàn toàn mới với sự kết hợp của công nghệ máy học, các kỹ năng về kinh doanh và công nghệ để đạt được những cấp độ năng suất làm việc và sáng tạo cao hơn.
Ví dụ minh họa: Nhà máy tương lai
Các nhà sản xuất hàng đầu nhận thức rõ về nhu cầu áp dụng các hoạt động sản xuất kỹ thuật số ngày một tiên tiến vào trong các nhà máy của họ do áp lực của các xu thế tiêu dùng mới, sự rút ngắn vòng đời của sản phẩm và những sáng tạo công nghệ. Bằng cách tích hợp một nhà máy tự động, các vấn đề về chi phí lao động và sự khan hiếm nhân công có thể được giải quyết trong khi tính đồng nhất, chất lượng và độ linh hoạt được nâng cao.
Tuy nhiên, ngay cả khi lĩnh vực sản xuất đã đạt được mức độ tự động hóa cao hơn, con người và trí tuệ của con người vẫn là những thành tố chính trong ngành sản xuất. Hiện nay, máy móc đang học hỏi để thực hiện các quy trình của con người trong khi các năng lực và kỹ năng của con người đang được khai thác để tạo ra giá trị cao hơn, qua đó đạt được kết quả tốt hơn, mang đến những cơ hội mới và thúc đẩy sáng tạo liên tục. Trong môi trường nhà máy tương lai, con người và máy móc sẽ cùng phối hợp làm việc để tối ưu hóa các quy trình sản xuất và kết quả công việc, qua đó tạo ra những thành tựu mà chỉ một bên sẽ không bao giờ đạt được.
Con người là tâm điểm của Tương lai số
Cho dù thế nào thì con người bao giờ cũng vẫn là yếu tố then chốt của năng suất làm việc, hiệu suất và sự thành công của tất cả các hoạt động được số hóa trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ cần phải hỗ trợ và đào tạo nhân viên của họ để phát triển thịnh vượng trong môi trường lấy dữ liệu làm trung tâm, trong đó hoạt động cộng tác giữa con người và máy móc là thành tố quan trọng trong các hoạt động hàng ngày. Các công ty thành công sẽ là những tổ chức đã đổi mới lực lượng lao động của mình bằng cách khai thác sức mạnh chưa từng có của con người và máy móc, khi cùng làm việc với nhau theo những cách thức chưa từng có.
Trong môi trường làm việc tương lai, nơi con người di chuyển tự do giữa các vai trò và dự án, thông tin xã hội và cảm xúc, các năng lực biết nhận thức và kỹ năng tư duy tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, cùng với những kỹ năng công nghệ tiên tiến. Việc ứng dụng các công nghệ, xây dựng những năng lực mới thông qua đào tạo lại kỹ năng liên tục và nuôi dưỡng một tâm thức thích ứng sẽ là những yếu tố tích cực để gặt hái thành công trong nền kinh tế số.