Việt Nam cần làm gì để thu hẹp “khoảng cách số” với điện toán đám mây?

Việt Nam cần làm gì để thu hẹp “khoảng cách số” với điện toán đám mây?
Tạp chí Nhịp sống số - Đây là câu hỏi lớn sẽ được đặt ra tại Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam 2017 (Vietnam Cloud Computing Conference) diễn ra ngày 22/6/2017 tại Hà Nội, với chủ đề "Điện toám Đám mây trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4” (Cloud in 4th Industrial Revolution).

Cloud, đám mây, điện toán đám mây, cloud computing, nền kinh tế số,

Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường và nền tảng Cloud tại Việt Nam, đón đầu cơ hội của làn sóng công nghiệp 4.0, VINASA phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tổ chức chương trình Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam 2017 (Vietnam Cloud Computing Conference) với chủ đề: “Điện toán Đám mây trong cuộc cách mạng CN lần thứ 4” (Cloud in 4th Industrial Revolution) vào ngày 22/6/2017 tại Hà Nội.
Website chính thức của chương trình: http://cloudday.vinasa.org.vn

Dịch vụ điện toán đám mây (ĐTĐM) được đưa ra lần đầu tiên bởi Amazon vào năm 2006. Chỉ chưa đầy 10 năm kể từ khi ra đời, vào năm 2015 ĐTĐM đã đảm nhiệm khoảng 75% tổng khối lượng tính toán của các máy chủ. Tỷ trọng này dự kiến tăng lên 92% năm 2020. Trong giai đoạn 2015-2020, số lượng máy chủ giành cho ĐTĐM tăng (+) 15%/năm, trong khi số lượng máy chủ truyền thống giảm (-) 11%/năm. Dung lượng chứa của các trung tâm dữ liệu tăng gần 5 lần (từ 382 Exabytes năm 2015, với ĐTĐM chiếm tỷ trọng 65%, lên 1.842 Exabytes năm 2020, với ĐTĐM chiếm tỷ trọng 88%).

Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp CNTT đang nỗ lực phát triển dịch vụ Cloud hoàn thiện trên cả 3 loại hình: dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) và dịch vụ giải pháp trên nền Cloud (SaaS). Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất nhiều khó khăn. Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore), cũng là diễn giả có bài báo cáo quan trọng tình hình ứng dụng ĐTĐM tại Việt Nam và gợi mở một số vấn đề về chính sách. Bài báo cáo dựa trên kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp và cơ quan chính quyền tại Việt Nam.

Phó Giáo sư Vũ Minh Khương cho biết: Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có nhịp độ tăng chi tiêu cho ĐTĐM trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của cả khối ASEAN (49,5%). Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho ĐTĐM của Việt Nam con rất thấp (1,7 USD/năm 2016), thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan; và 1,3 lần so với Philippines.

VietNam Cloud Computing 2017 dự kiến sẽ thu hút trên 350 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT, các ngân hàng và các doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ Cloud trong nước và quốc tế. Bên cạnh báo cáo của những diễn giả hàng đầu về Cloud như: Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam; Ông Trần Viết Huân, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam... cùng lãnh đạo các tập đoàn Microsoft, FPT, Viettel…

Hội nghị cũng có phần thảo luận về thực trạng vài giải pháp phát triển Cloud tại Việt Nam với sự tham gia của các diễn giả lớn đại diện cho các bên liên quan như: Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Công nghệ FPT IS, Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc khu vực Công, Microsoft Việt Nam, Ông Lê Viết Thanh Luận – Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV viễn thông quốc tế FPT( FTI); và Ông Nghiêm Sỹ Thắng – Giám đốc Công nghệ (CIO) Việt Á Bank.

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.