Báo cáo Chỉ số
Các nền kinh tế Hoa Kỳ, Anh và EU vẫn đứng đầu bảng xếp hạng IP toàn cầu mặc dù sự dẫn đầu của Hoa Kỳ đã bị thu hẹp do những thách thức mang tính hệ thống đối với hệ thống cấp bằng sáng chế của nước này. Nhật Bản và Singapore cũng nằm trong top 10 của Chỉ số.
Chỉ số cho thấy phần lớn các nền kinh tế được lấy làm chuẩn đang xây dựng nền tảng chính sách SHTT hiệu quả hơn. Ví dụ như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều có các chương trình dài hạn nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi quyền SHTT.
Ông Patrick Kilbride, Phó chủ tịch của GIPC cho biết: "Việt Nam đã có một số bước đi tích cực hướng tới tăng cường khung SHTT nhằm cạnh tranh bình đẳng hơn với các nước Đông Nam Á, thể hiện bằng sự tăng điểm trên Chỉ số SHTT của Phòng Thương mại Hoa Kỳ năm 2018. Với việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào quyền SHTT, Việt Nam có thể tận dụng đà tăng trưởng tích cực này để trở thành nước dẫn đầu trong khu vực, kích thích các nguồn lực trong nước đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu."
Cụ thể, một số điểm mạnh của Việt Nam được kể đến là: Bảo hộ quyền SHTT và khung thực thi cơ bản phù hợp với các mức xử phạt nặng hơn về vi phạm vi mô thương mại; Có sự phát triển chiến lược quốc gia về SHTT; Gia tăng tích hợp vào nền tảng SHTT quốc tế; Nỗ lực dài hạn nhằm phối hợp thực thi quyền SHTT; Tích cực thúc đẩy nhận thức quyền SHTT...
Bên cạnh đó, Việt Nam còn một số điểm hạn chế như: Bảo vệ chưa triệt để các bằng sáng chế về khoa học đời sống; Các lỗ hổng trong bảo vệ bản quyền, bao gồm việc thiếu các biện pháp giải quyết vi phạm trực tuyến...; Tỷ lệ giả mạo thực tế rất cao và vi phạm trên mạng tràn lan; Thực thi quyền SHTT nhìn chung còn kém; hình phạt thiếu sức răn đe; trì trệ về cơ chế hành chính...