Theo Engadget, WHO đã tham gia TikTok và những video đầu tiên của họ được đưa ra nhằm mục đích vừa giảm nguy cơ lây lan Covid-19 và tin tức giả mạo về nó.
Họ giải thích cách người dùng có thể bảo vệ bản thân và những người khác chống lại virus, cách sử dụng khẩu trang và người dùng có cần đeo khẩu trang ngay từ đầu hay không. Đặc biệt, WHO nhấn mạnh rằng người dùng không cần đeo khẩu trang nếu không gặp các triệu chứng.
Các clip được đưa ra thực sự đang thu hút người xem khi video ban đầu có hơn 6,5 triệu lượt xem ở thời điểm viết tin, trong khi video thứ hai có hơn 252.000 lượt xem.
Mặc dù vậy, WHO không phải là tổ chức đầu tiên trên thế giới sử dụng TikTok để chống lại tin tức sai lệch. Trước đó, Hội Chữ thập đỏ và Unicef đã làm điều tương tự. Tuy nhiên, điều quan trọng là WHO đã cố gắng tham gia mạng xã hội ngay từ đầu.
Không chỉ vì TikTok có một lượng lớn khán giả trực tuyến mà vì đã có nhiều người dùng TikTok đưa thông tin sai lệch về tình trạng lây nhiễm hoặc lan truyền thông tin gây hoảng loạn. Trong khi TikTok cho biết họ cung cấp người dùng quyền truy cập nhanh vào “tài nguyên đáng tin cậy” (bao gồm cả WHO) khi tìm kiếm hashtag coronavirus nhưng sự hiện diện của WHO có thể rất quan trọng để cung cấp sự thật.