Xử lý tiếng nói tiếng Việt là bài toán khó trong nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (
Năm nay là lần thứ 6 cuộc thi được tổ chức, phát động từ tháng 9 vừa qua với 4 hạng mục: Hate Speech Detection on Social Networks (Nhận diện các nội dụng tiêu cực, độc hại trên mạng xã hội), Vietnamese dependency parsing (Phân tích cấu trúc tiếng Việt); Automatic Speech Recognition (Nhận dạng tiếng nói); Text To Speech (Tổng hợp tiếng nói).
Đề thi Text to Speech là tập dữ liệu huấn luyện gồm 15.000 đoạn ghi âm giọng miền Nam (tổng thời gian 23 giờ) và gần 1000 đoạn ghi âm giọng miền Bắc (tổng thời gian 45 phút).Ban tổ chức gửi cho các đội thi 60 câu văn bản cho mỗi giọng; mô hình AI của các đội thi phải sinh ra file âm thanh những câu đó. Kết quả này được gửi ngẫu nhiên cho 24 người, những người này sẽ chấm điểm dựa trên chất lượng giọng nói và mức độ tự nhiên của file âm thanh.
Điểm khó nhất của đề thi này là là dữ liệu đầu vào khá nhiễu, các đội thi cần lọc sạch dữ liệu để training tốt nhất cho mô hình AI. Tuy nhiên, thời gian xử lý dữ liệu chỉ có 2 tuần khiến cho nhiều đội thi gặp trở ngại.
Trước đầu bài này, ông Nguyễn Quốc Bảo - Lead Scientist của Zalo - chia sẻ: “Team Zalo đã sáng tạo ra giải pháp chuẩn hóa dữ liệu ban đầu hoàn toàn tự động, đây cũng là điểm nổi trội hơn so với các đội thi khác” .
Cùng đó, đại diện Zalo cũng cho biết, thế mạnh sẵn có của Zalo là đã có sự tập trung đầu tư nghiên cứu mảng xử lý tiếng nói tiếng Việt và đã ứng dụng các công nghệ mới nhất hiện nay về xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói, cùng với đội ngũ kỹ sư AI nhiều kinh nghiệm. Nhờ đó, team Zalo đã vượt qua nhiều đối thủ đáng gờm, đạt giải nhất với số điểm 3.94/5 hạng mục Text To Speech.
Hiện Zalo đang ứng dụng công nghệ xử lý tiếng nói vào phát triển và hoàn thiện trợ lý ảo Ki-Ki, đồng thời, sẽ triển khai tích hợp vào 2 sản phẩm Zing News và Báo Mới trong thời gian tới.
Cũng trong sự kiện VLSP 2019, Zalo đạt giải nhì hạng mục Automatic Speech Recognition (Nhận diện tiếng nói).