Đó là những chia sẻ được đăng tải trên
... Hình thức video trực tuyến không còn mới mẻ nữa. Thay vào đó, số lượng video lớn và chất lượng cao chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh thông qua dịch vụ video của các công ty viễn thông trong những năm tới.
Sự bùng nổ của dịch vụ video này đang trở thành xu hướng toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, doanh thu từ dịch vụ video theo yêu cầu (VOD) gấp 1,5 lần doanh thu phòng vé trên toàn thế giới, trong khi mức doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) là 118 USD cho dịch vụ VOD, so với 50 USD cho dịch vụ băng thông rộng. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, số lượng thuê bao IPTV đã tăng 71% từ năm 2015 đến năm 2016, trong khi đó, số lượng thuê bao IPTV ở Trung Quốc đã tăng 40 triệu thuê bao trong năm ngoái. Thị trường Châu Âu cũng có sự tăng trưởng: Tại Tây Ban Nha, quá trình thâm nhập thị trường của gói dịch vụ thuê bao Quad Play đang giữ ở mức 50%.
Một số hãng viễn thông tin rằng vẫn còn quá sớm để đầu tư vào việc mở rộng mạng lưới băng thông rộng. Họ lo ngại rằng thị trường chưa đủ nhu cầu, và không đủ kênh hay nội dung.
Đây là một quan niệm sai lầm. Cụ thể, số lượng các kênh phát sóng trực tiếp ở định dạng 4K đang tăng lên. Trong năm 2015, đã có 50 kênh 4K trên toàn thế giới. Năm ngoái, con số này đã tăng lên 95 kênh, và dự kiến sẽ có khoảng 170 kênh 4K trên toàn thế giới vào năm tới.
Video đang là dịch vụ cốt lõi của các nhà mạng viễn thông, tạo nền tảng cho toàn bộ các dịch vụ cao cấp về sức khỏe, giáo dục, giải trí gia đình, an ninh công cộng và hơn thế nữa... |
Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp đang tạo ra nội dung 4K. Đã có 190 nhà cung cấp nội dung 4K vào năm 2015, và con số này tiếp tục tăng lên thành 430 nhà cung cấp trong năm ngoái và khoảng 810 nhà cung cấp vào năm tới. Một lần nữa, xu hướng này lại bao trùm lên nhiều khu vực khác nhau. Ở Anh, giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League) chỉ phát sóng 15 trận ở định dạng 4K trong năm ngoái, nhưng dự kiến sẽ phát sóng 124 kênh vào cuối năm nay. Trong khi đó, Trung Quốc đã sản xuất được hơn 1.500 giờ nội dung 4K.
Việc có nhiều thiết bị hơn sẽ cho phép nhiều người xem tất cả nội dung này hơn. Số lượng TV 4K đã tăng gấp đôi từ 40 triệu bộ lắp đặt vào năm 2015 thành 80 triệu bộ lắp đặt trong năm ngoái. Giá bán của các loại TV cũng đang trở nên "mềm" hơn, với mức giá trung bình của một bộ lắp đặt dao động khoảng 400 USD (năm 2016). Đối với các hộp set-top (STB) cung cấp truy cập đến IPTV, 15 triệu hộp đã được vận chuyển vào năm 2015 và tăng lên 44 triệu hộp trong năm ngoái.
Ngoài việc có nhiều kênh và nhiều thiết bị hơn, người dùng ngày càng sẵn sàng chi tiền để có được trải nghiệm video tốt hơn. Tại Trung Quốc, cả số lượng thuê bao lẫn doanh thu từ người dùng video trả tiền đều tăng gấp 8 lần trong khoảng thời gian 2014-2016. Tại các thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương, hơn 80% người dùng sẵn sàng trả thêm từ 10% đến 30% cho nội dung HD.
Vậy với sự phát triển của nội dung video, số lượng kênh và thiết bị, liệu các công ty viễn thông thực sự có thể kiếm tiền từ lưu lượng truy cập video bằng cách nào? Chúng tôi tin rằng có ba cách.
Thứ nhất là kiếm tiền từ băng thông rộng. Mặc dù các công ty viễn thông có thể chưa tính phí đối với nội dung video nhưng họ có thể tính phí dịch vụ băng thông. Phim HD và các nội dung video HD khác đang sử dụng rất nhiều dải băng thông, và điều đó có nghĩa là doanh thu của các công ty viễn thông sẽ cao hơn. Chẳng hạn, từ năm 2014 đến năm 2016, Công ty China Telecom (Công ty Viễn thông Trung Quốc) có trụ sở tại tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh, đã đầu tư rất nhiều vào mạng lưới, tạo ra nhiều kết nối Internet cáp quang (FTTH) hơn. Kết quả là, số lượng người dùng IPTV của công ty này đã tăng từ hầu như không có trong năm 2014 lên 2,7 triệu vào năm 2016. Số lượng thuê bao FTTH đã tăng 34% từ 3,5 triệu trong năm 2014 lên 5,3 triệu vào năm 2016.
Khi hãng viễn thông gộp các dịch vụ di động, băng thông rộng và video lại với nhau, tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ của hãng đã giảm 12 lần, từ 2,5% xuống chỉ còn 0,2%, tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ thấp nhất tại Trung Quốc.
Các công ty viễn thông cũng có thể kiếm tiền từ trải nghiệm người dùng. Bằng cách cung cấp dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao, họ sẽ phát triển đều đặn cơ sở thuê bao, phát triển nội dung video HD cao cấp và các dịch vụ khác biệt khác dành cho những người dùng cuối.
Ví dụ: Một nhà mạng ở Đức cho biết dịch vụ video ban đầu của họ đã trở nên ít hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Để đáp lại, nhà mạng này đã thiết kế một loạt tính năng sáng tạo để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Các trải nghiệm này bao gồm tính năng "không chờ đợi" giúp loại bỏ bộ nhớ đệm video và tính năng điều chỉnh thời gian, một dịch vụ cho phép người dùng tạm dừng một sự kiện trực tiếp, chẳng hạn như một trận đấu bóng đá, sau đó tua lại và xem nhanh các đoạn video mà họ đã bỏ lỡ. Dịch vụ này còn có tính năng tìm kiếm thông minh để giúp khách hàng thuê bao truy cập vào tất cả các bộ phim, trò chơi, chương trình phát sóng VOD và các chương trình truyền hình trực tiếp có sẵn, cùng với tính năng phát lại trong bảy ngày cho phép người dùng xem lại lên đến một tuần thông qua phần hướng dẫn sử dụng chương trình và xem các chương trình mà họ đã bỏ lỡ.
Kết quả thực sự ấn tượng. Từ khi ra mắt dịch vụ mới này vào tháng 5/2016 cho đến cuối năm, hãng viễn thông của Đức đã có thêm 500.000 người dùng mới, tăng gấp đôi so với dự kiến. Dịch vụ này hiện đang thu hút thêm khoảng 5.000 người dùng mới mỗi ngày, với 83% số thuê bao nói rằng họ sẽ chuyển sang dịch vụ truyền hình mới.
Cuối cùng, các công ty viễn thông có thể kiếm tiền từ toàn bộ hệ sinh thái số mà ban đầu được tạo ra cho các thiết bị giải trí video tại nhà. Các dịch vụ quảng cáo, chơi game, mua sắm, giáo dục, sức khoẻ điện tử, an ninh gia đình và những dịch vụ khác sẽ cho phép các công ty viễn thông tận dụng cơ sở thuê bao khổng lồ của mình và tính phí cho việc truy cập vào các dịch vụ cao cấp này.
Ví dụ: Một công ty viễn thông lớn ở Hàn Quốc hiện đang điều hành một nền tảng tổng hợp các nội dung liên quan đến nấu ăn, sức khỏe điện tử, các dịch vụ và thôn g tin khác, trong đó công ty viễn thông sẽ tính phí cho khách hàng thuê bao của họ. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường viễn thông của Hàn Quốc, việc kiếm tiền từ hệ sinh thái số đã giúp hãng này tăng ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) 1,5 lần, từ 21 USD lên 31 USD. Thị phần của hãng đã tăng 3.0%, từ 19% lên 22%. Lượng dữ liệu trung bình được người dùng sử dụng đã tăng 2,5 lần, trong khi tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ của nhà mạng đã giảm 89%, từ 3,6% xuống còn 1,9%.
Video hiện giờ là dịch vụ cốt lõi của các nhà mạng viễn thông, tạo nền tảng cho toàn bộ các dịch vụ cao cấp về sức khỏe, giáo dục, giải trí gia đình, an ninh công cộng và hơn thế nữa. Các hãng viễn thông thông minh sẽ hành động ngay từ bây giờ để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết cho cơ sở hạ tầng, cho phép họ kiếm tiền từ video thông qua các dải tần băng thông rộng, trải nghiệm người dùng và các hệ sinh thái số.