Các sinh viên chiến thắng trong cuộc thi "Build on, Vietnam 2021"mong muốn chuyển đổi phương thức dạy và học trực tuyến với AWS

Các sinh viên chiến thắng trong cuộc thi
Tạp chí Nhịp sống số - Mặc dù mang lại các lợi ích về khả năng tiếp cận và sự thuận tiện, học tập trực tuyến cũng có những khó khăn thách thức riêng. Nhóm năm bạn trẻ đã chiến thắng trong cuộc thi hackathon đầu tiên do AWS tổ chức tại Việt Nam với ý tưởng giải quyết các vấn đề hàng đầu của các lớp học trực tuyến trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtec) của quốc gia.

Đại dịch COVID-19 đã khiến ngành giáo dục toàn cầu có sự dịch chuyển đáng kể, khi các trường học phải đóng cửa và các lớp học phải tổ chức online. Một nghiên cứu thực hiện năm 2021 của UNICEF về Việt Nam cho thấy mức độ sẵn sàng cho học tập từ xa, các lựa chọn đánh giá trình độ, thiếu động lực và tương tác là một số trong những rào cản đối với học tập từ xa.

Phát triển ý tưởng "Tương lai của giáo dục" với AWS

Với mong muốn "làm cho việc dạy và học trực tuyến trở nên thông suốt," đội tuyển Ambition của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã tham gia cuộc thi "Build On, Vietnam 2021" (BOVN 2021). Được AWS tiếp sức, đội tuyển Ambition sử dụng công nghệ đám mây tiên tiến để triển khai ý tưởng và đã mang lại cho họ chiến thắng với tên gọi "Fued" (The Future of Education), là một hệ thống quản lý học tập sáng tạo.

Đội tuyển Ambition - Vô địch & Giải thưởng Bài trình bày hay nhất, "Build on, Vietnam 2021", từ trái sang phải: Nguyễn Thái Minh, đội trưởng; Hoàng Tiến Hải Đăng, phát triển front-end; Đỗ Tuấn Sơn, phát triển back-end; Phạm Xuân Sang, thiết kế UI/Ũ; Đoàn N. Thảo Nguyên, tư vấn

Sử dụng AWS Lambda, một dịch vụ điện toán phi máy chủ chạy các phần mềm đáp ứng theo yêu cầu của sự kiện và tự động quản lý tài nguyên tính toán hỗ trợ, "Fued" hỗ trợ dạy và học từ xa bằng cách cung cấp cho các giảng viên và cơ sở đào tạo các tính năng cung cấp nội dung, tạo bài thi, giám sát và phân tích chất lượng thi cử.

Luồng kiến trúc của ứng dụng Fued của đội tuyển Ambition.

Để xử lý vấn đề sinh viên không tích cực tham gia học tập và trợ giúp giảng viên trong việc theo dõi tiến độ học tập, "Fued" có các tính năng như trợ giúp sinh viên thảo luận, lịch và bảng kế hoạch để theo dõi tiến độ học tập và hỗ trợ thi trực tuyến.

Nhu cầu ngày càng cao trong khu vực về nhân lực có kỹ năng số để đáp ứng yêu cầu kinh doanh

Trong bối cảnh ngày càng nhiều tổ chức và các quốc gia đang tiến hành chuyển đổi số, việc đầu tư vào đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực số đã trở thành điều kiện bắt buộc để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh và kinh tế.

Theo báo cáo "AWS phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động đang thay đổi", khoảng hơn 86 triệu nhân công ở bảy quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản được khảo sát cần phải được đào tạo trong năm tới để có thể theo kịp tiến bộ công nghệ. Tới năm 2025, ba trong số năm kỹ năng số có nhu cầu cao nhất sẽ là các kỹ năng liên quan đến điện toán đám mây - các công cụ trên nền đám mây, an ninh bảo mật và chuyển dịch lên đám mây.

Việt Nam còn phải đối mặt với nhu cầu tăng cường nỗ lực để phát triển lực lượng lao động kỹ thuật số tại địa phương. Một khảo sát của Manpower Group3 cho thấy sự thiếu thốn về nhân lực chuyên môn kỹ thuật cấp cao và xu hướng tập trung sử dụng chuyên gia nước ngoài, mặc dù nhu cầu về các vị trí công việc công nghệ như chuyển đổi và số hóa doanh nghiệp tăng đáng kể trong năm 2021.

Điều may mắn là sự xuất hiện của lực lượng những người trẻ có học và hiểu biết về công nghệ trong nền kinh tế số đang nhanh chóng phát triển của Việt Nam đã mang lại cơ hội khai thác lực lượng lao động này.

Cộng đồng nuôi dưỡng nguồn nhân lực điện toán đám mây thế hệ sau của Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng của Việt Nam, chương trình giáo dục AWS Education Programs đã đi đầu bằng cách ra mắt chương trình BOVN 2021, một phần trong sáng kiến đào tạo và chứng nhận AWS Training & Certification để chuẩn bị fho thế hệ mới có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực điện toán đám mây, cũng như đa dạng hóa nguồn cung nhân lực đầu vào cho lực lượng lao động đám mây.

Sự kiện này còn được Đại học Bang Arizona hỗ trợ, theo chương trình Xây dựng và phát triển học tập đại học thông qua liên minh Đổi mới sáng tạo và Công nghệ, do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ.

Cuộc thi BOVN năm 2021 đã thu hút được sự tham gia của học sinh trung học và sinh viên đại học, các nhà phát triển và những người tâm huyết với công nghệ đám mây tại Việt Nam. Các thí sinh được 10 khách hàng của AWS tham dự cuộc thi giao cho các vấn đề cần giải quyết liên quan đến các chủ để như công nghệ giáo dục EdTech, công nghệ tài chính, y tế và thành phố thông minh. Các thí sinh phải phát triển các nguyên mẫu của các sáng kiến và giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế và tạo tác động tích cực lên cộng đồng kinh doanh.

Dưới sự huấn luyện của các chuyên gia AWS và các nhà lãnh đạo trong ngành, bao gồm một hội thảo trước sự kiện trong hai ngày, các thí sinh đã được tư vấn hữu ích và học hỏi trực tiếp về kiến thức nền tảng của điện toán đám mây, các công nghệ của AWS và ứng dụng giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tế.

Sau một quá trình thi tuyển cạnh tranh chặt chẽ, bao gồm hai vòng đề xuất và phát triển nguyên mẫu trong hai tuần, và năm giờ trình bày về kỹ thuật trên các nền tảng AWS khác nhau trong vòng chung kết, Đội tuyển Ambition đã chiến thắng 63 đội cùng tham dự để trở thành người chiến thắng chung cuộc, với giải thưởng 1.500 USD và cơ hội tuyển dụng đến từ các tổ chức tham gia vào cuộc thi.

Ảnh chụp màn hình buổi phát trực tiếp chung kết cuộc thi BOVN 2021, cuộc thi hackathon quốc gia trực tuyến đầu tiên của AWS tại Việt Nam.

Học hỏi và mong muốn: Suy nghĩ của những nhà vô địch cuộc thi BOVN đầu tiên

"Chúng em đăng ký tham dự cuộc thi BOVN vì đây là cách rất tốt để phát triển các kỹ năng mới, mở rộng mạng lưới và tạo ra các giải pháp đột phá", Nguyễn Thái Minh, đội trưởng đội tuyển Ambition cho biết. "Chúng em rất ấn tượng với hội thảo giới thiệu các dịch vụ mà AWS cung cấp cho cộng đồng phát triển. Hội thảo này đã giúp chúng em có được thông tin mới về nền tảng điện toán đám mây và lộ trình trở thành kiến trúc sư giải pháp."

Trong giai đoạn tiếp theo của "Fued", đội tuyển Ambition có kế hoạch bổ sung thêm chức năng, bao gồm phát hiện gian lận, AI chatbot để giúp giáo viên nhanh chóng trả lời các câu hỏi thường gặp và tính năng hỗ trợ tiếng Việt.

Dự kiến nhu cầu về các hệ thống quản lý học tập LMS sẽ phát triển mạnh sau đại dịch, các thí sinh đang làm việc để thương mại hóa "Fued" qua bảy giai đoạn. Trong giai đoạn khai trương mềm hiện nay với khách hàng mục tiêu là các trường học đang mong muốn cải thiện các giải pháp LMS, đội tuyển sẽ thu thập ý kiến phản hồi và hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong 12 tháng tiếp theo trước khi ra mắt chính thức.

Các bạn trẻ cũng thu nhận được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sống có giá trị, tạo ra điểm xuất phát tốt cho tương lai, chẳng hạn như vượt qua những khác biệt trong tính cách và phong cách để đạt được hiểu biết chung như các chuyên gia, học chia sẻ và đồng cảm với nhau để có thể cộng tác hài hòa và hiệu quả.

"Tham gia vào cuộc thi hackathon này đã dạy chúng em cách làm việc theo nhóm, tính khiêm nhường và đôi khi tạm để lại ý tưởng của mình. Bất kể làm công việc gì, em hy vọng chúng em luôn giữ được tư duy mở và để óc tò mò dẫn dắt chúng em tới những cuộc phiêu lưu mới", Minh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm