Công bố giải thưởng Dịch vụ Tài chính tiêu biểu năm 2020

Công bố giải thưởng Dịch vụ Tài chính tiêu biểu năm 2020
Tạp chí Nhịp sống số - Song song với và Hội thảo Future Banking, IDG Việt Nam mới đây đã công bố giải thưởng Dịch vụ Tài chính tiêu biểu năm 2020. Giải thưởng nhằm tôn vinh các công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ đã ứng dụng công nghệ hiệu quả, cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đây là năm đầu tiên, giải thưởng được tổ chức nhằm tìm kiếm, tôn vinh những công ty kinh doanh chứng khoán, công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đã ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc tổ chức giải thưởng được khởi động từ cuối năm 2019 với các công tác tiêu biểu như khảo sát, đánh giá thị trường, khảo sát mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ tài chính, tổ chức Hội đồng Bình chọn và xây dựng tiêu chí giải thưởng.

IDG, Chứng khoán, bảo hiểm, Dịch vụ Tài chính tiêu biểu,

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số trao tặng kỷ niệm chương cho vinh danh công ty chứng khoán có ứng dụng CNTT tiêu biểu cho ông Bùi Việt Dũng - Giám đốc CNTT, Công ty CP Chứng khoán VPS

Đại diện Ban tổ chức cho biết, Hội đồng Bình chọn giải thưởng năm nay gồm 10 thành viên, là những lãnh đạo, nhà quản lý, những chuyên gia hàng đầu, nhiều năm liên tiếp công tác trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng và CNTT tại Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng bình chọn (HĐBC) là ông Vũ Viết Ngoạn, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng bao gồm các ông Vũ Bằng – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Lê Quang Bình – Nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý, Giám sát Bảo hiểm.

Để có đầy đủ thông tin khách quan, trung thực nhằm tiến hành bình chọn từng hạng mục giải thưởng, HĐBC đã  căn cứ vào 03 (ba) nguồn thông tin độc lập khác nhau. Một là từ các chương trình khảo sát và đánh giá độc lập, trực tiếp với đối tượng là người sử dụng dịch vụ tài chính do IDG Việt Nam thực hiện. Hai là từ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hội, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Ba là từ nguồn số liệu do các đơn vị kinh doanh dịch vụ tài chính cung cấp theo yêu cầu của Ban Tổ chức. Với phương pháp luận như trên, Giải thưởng đã xem xét tổng cộng 42 công ty kinh doanh chứng khoán và 16 cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Về cơ cấu giải thưởng, cụm giải thưởng dành cho các công ty kinh doanh chứng khoán bao gồm các hạng mục: Giải thưởng dành cho công ty kinh doanh chứng khoán ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu; Giải thưởng dành cho công ty kinh doanh chứng khoán có dịch vụ sáng tạo tiêu biểu; Giải thưởng dành cho công ty kinh doanh chứng khoán được khách hàng hài lòng nhất. Cụm giải thưởng dành cho các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm có: Giải thưởng dành cho công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu nhất; Giải thưởng dành cho công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ được khách hàng hài lòng nhất.

Cụ thể, danh sách các công ty đạt giải như sau (xếp theo thứ tự ABC):

*** Lĩnh vực Chứng khoán:

1. Công ty Chứng khoán có ứng dụng CNTT tiêu biểu (3): Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương – Techcom Security (TCBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS.
2. Công ty Chứng khoán có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo tiêu biểu (2): Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS)
3. Công ty Chứng khoán được khách hàng hài lòng (7): Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcombank, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS.

*** Lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ:

1. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có ứng dụng CNTT tiêu biểu (2): Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Chubb Life Việt Nam
2. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ được khách hàng hài lòng nhất (5): Công ty Bảo hiểm AIA Việt Nam, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi life Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife; Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sunlife.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Hội đồng Bình chọn giải thưởng, thông qua chương trình giải thưởng năm nay, có thể nhận thấy một số điểm nổi bật của thị trường cung cấp dịch vụ tài chính Việt Nam như sau: Một là thị trường chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Hai là thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường mới nổi, khoản cách giữa các đơn vị lâu năm, có tích lũy với các công ty mới gia nhập thị trường tuy lớn nhưng vẫn còn rất nhiều khoảng trống để phát triển. Ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin giữa các đơn vị chưa đồng đều, các đơn vị mới gia nhập thị trường thường có dấu hiệu tích cực chuyển đổi số hơn, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế cạnh tranh thông qua việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu chi phí vận hành của đơn vị cung cấp, qua đó giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tư, người sử dụng dịch vụ.

Cần hiểu đúng về Chuyển đổi số để "đi đúng đường"
(Ông Bùi Việt Dũng – Giám đốc Công nghệ VPS)

Thách thức và khó khăn của các doanh nghiệp chứng khoán khi chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam trong giai đoạn này?

Tôi nghĩ điều cốt lõi tạo nên thành bại là doanh nghiệp có hiểu đúng về CĐS hay không để từ đó xây dựng được một văn hoá và chiến lược số. Nếu doanh nghiệp chỉ đơn thuần coi CĐS là số hoá thêm những gì đang làm thì có lẽ quá trình đã thất bại ngay trước khi bắt đầu. CĐS đòi hỏi từng con người sẽ phải tư duy và vận hành khác đi, từng cấu phần của hệ thống phải thay đổi, thậm chí kiến trúc lại để dữ liệu được tích hợp liền mạch hơn, trong khi phải đáp ứng mức độ an toàn bảo mật cao hơn.

Mô hình CĐS nào theo ông là phù hợp với các công ty chứng khoán tại thị trường Việt Nam?

Tôi không nghĩ là có một mô hình, một công thức thành công chung cho mọi doanh nghiệp, trong đó có các công ty chứng khoán. Mỗi công ty nói chung và công ty chứng khoán nói riêng đều có một sứ mệnh rất riêng của mình. Câu hỏi đặt ra là CĐS sẽ tác động thế nào trên con đường phụng sự sứ mệnh của mình. Trả lời được câu hỏi đó, mỗi công ty mới có thể xây dựng được cho mình một mô hình phù hợp.

Có thể bạn quan tâm