Đầu tư Startup công nghệ: "Thúc mầm" hay "chăm vườn" hiệu quả hơn?

Tạp chí Nhịp sống số - Covid-19 mang đến những thay đổi lớn khi các hoạt động trong đời sống và công việc dần dịch chuyển lên online. Nhiều lĩnh vực mới như EdTech, MedTech, Online media... và các giải pháp số cho doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội bứt phá, thu hút đầu tư.

Mặc dù đại dịch Covid-19 mang đến nhiều biến động về kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng đầu tư khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam vẫn rất sôi động, với dòng vốn năm 2020 là 451 triệu USD và 3 tháng đầu năm 2021 là 150 triệu USD. Điều này có được là do thị trường Khởi nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường sôi động, có bước phát triển nhanh hàng đầu khu vực.

Một số thương vụ gọi vốn đáng chú ý trong quý 1 năm nay bao gồm: Momo 100 triệu USD, Dương Minh Logistics 15 triệu USD; GotIt 6 triệu USD, DatBike 2,6 triệu USD, Genetica 2,5 triệu USD, Go2Joy 2,3 triệu USD, GoStream 1 triệu USD… và đình đám nhất trong thời gian vừa qua là Tập đoàn FPT đầu tư vào BASE.

Đáng chú ý, các nhà đầu tư nội địa Việt Nam đang là những “người chơi chính” với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài những quỹ đầu tư chuyên nghiệp: VinaCapital, Nextrans, Next100… Các tập đoàn công nghệ như: FPT, VNG, Momo, và các doanh nhân công nghệ thành đạt đang tham gia rất sôi động vào thị trường này.

Tuy nhiên, chọn startup xứng đáng để đầu tư và đồng hành cùng họ như thế nào để kích thích phát triển đúng hướng lại là cả một câu chuyện với nhiều yếu tố cần cân nhắc. 

Nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới việc xây dựng một cộng đồng các nhà đầu tư Startup chuyên nghiệp, bài bản và phát triển bền vững, CLB Đầu tư Khởi nghiệp Công nghệ số Việt Nam (VDI), VINASA và Văn phòng 844 – Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp tổ chức Khóa đào tạo Đầu tư Startup Công nghệ Số lần đầu tiên.

Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất, bài bản nhất về đầu tư khởi nghiệp từ khái niệm, hình thức, định giá đến các giai đoạn đầu tư cụ thể, mà còn hướng tới cung cấp thông tin về xu thế thị trường khởi nghiệp, xu hướng đầu tư Startup số tại Việt Nam cũng như trong khu vực, Kinh nghiệm đầu tư Startup số từ các Quỹ đầu tư, Tập đoàn, Doanh nhân…

Thêm vào đó, những thông tin, đặc điểm về ngành CNTT Việt Nam, Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng sẽ được cung cấp để các học viên – các nhà đầu tư, các nhà hỗ trợ khởi nghiệp (vườm ươm, Accelerators) có được cái nhìn, có được kiến thức đầy đủ nhất cho hoạt động đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp của mình.

Hơn thế, các học viên còn được tham gia, giao lưu, chia sẻ trong cộng đồng các nhà đầu tư khởi nghiệp công nghệ số Việt Nam (VDI).

Chương trình được các chuyên gia hàng đầu thiết kế dành riêng cho các Nhà đầu tư khởi nghiệp, C-Levels Doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ, cán bộ các Quỹ đầu tư, vườn ươm, Accelerators.

Giảng viên khóa học là các chuyên gia hàng đầu về đầu tư, liên kết đầu tư, lãnh đạo tập đoàn bao gồm:

- Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập VINASA, Chủ tịch Tập đoàn FPT

- Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ VDI, Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

- Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Giám đốc TFI

- Bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc Quỹ đầu tư NEXTRANS

- Ông Trần Mạnh Công, Giám đốc Đầu tư G-Group, Giám đốc Đầu tư G-Group, Đồng Sáng lập/ Thành viên Hội đồng Quản trị TFI, F88, Tima, Gpay

- Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch VMCG, CEO VTI Cloud

Với lộ trình Khoá đào tạo tinh gọn diễn ra chỉ trong 03 ngày từ 24-26/09/2021 trên nền tảng online sẽ giúp các Nhà đầu tư nhanh chóng nắm lấy cơ hội đồng hành cùng các Startup công nghệ Việt tiềm năng trong tương lai.

Thông tin chi tiết và đăng ký tại đây. 

Có thể bạn quan tâm