Digi-trans – Xu thế tất yếu và những yêu cầu nền tảng

Digi-trans – Xu thế tất yếu và những yêu cầu nền tảng
Tạp chí Nhịp sống số - Apple hiện được coi là tập đoàn công nghệ có giá trị nhất mọi thời đại với giá trị thị trường lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Đây có thể là ví dụ nổi bật nhất minh chứng cho nhận định: Các công ty thành công trong thời đại ngày nay là các công ty số hóa. Họ khuấy động thị trường toàn cầu và vượt qua

Điểm chung của các thương hiệu thành công là tập trung nhất quán vào giá trị khách hàng, đồng thời sử dụng các nền tảng phần mềm ưu việt cho phép họ thu hút một lượng lớn khách hàng trong thời gian rất nhanh. Đây là cách Airbnb trở thành nhà cung cấp khách sạn lớn nhất mà không cần sở hữu một chiếc giường riêng và Uber đã trở thành công ty taxi lớn nhất mà không cần sở hữu một chiếc xe nào.

Đối với Việt Nam, theo một kết quả nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam được dự báo có thể đạt 30 tỷ đô la vào năm 2025. Số hóa đã và đang kích hoạt đà tăng trưởng của Việt Nam trong không ít lĩnh vực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành phần lớn đang là các công ty khởi nghiệp và các tập đoàn, doanh nghiệp có nguồn lực lớn.  

Chuyển đổi kỹ thuật số - vấn đề thuộc về chiến lược quản lý 

Hiện thực thời đại đã chứng kiến nhiều trường hợp doanh nghiệp thiếu chiến lược số hóa đã gặp rào cản trong hoạt động giao thương. Kodak là một bài học điển hình cho hiện thực này. Thương hiệu chuyên gia máy ảnh và ảnh mang tầm thế giới này đã từng có 140.000 nhân viên với doanh thu hàng năm khoảng 28 tỷ đô la Mỹ. Kodak đã bỏ lỡ cơ hội chuyển đổi kỹ thuật số và cuối cùng phải nộp đơn xin phá sản. Nhưng cùng thời điểm đó, một công ty phần mềm có tên Instagram đã phát triển ứng dụng chia sẻ ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới - chỉ với 13 nhân viên. Khi Instagram được bán cho Facebook vào năm 2012, nó có giá một tỷ đô la.

Số hóa không hoàn toàn là một vấn đề công nghệ thông tin (CNTT). Đó là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp và quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về vấn đề này, khi nói đến việc số hóa các quy trình sản xuất (được gọi là các ứng dụng Công nghiệp 4.0), ban giám đốc hoặc ban điều hành thường chịu trách nhiệm xử lý mọi việc. Và như một lẽ tất nhiên, số hóa đã trở thành một vấn đề của chiến lược quản lý doanh nghiệp. 

Đánh giá vấn đề này, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng vấn đề này chưa đủ sâu trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bà cũng nhấn mạnh rằng chỉ cần bổ nhiệm một nhân viên CNTT là không đủ, bởi vì động lực phải đến từ ban quản lý. Và Bà ấy đã đúng - sau tất cả, các CEO là những người phải đảm bảo rằng công ty của họ đủ nhanh để lường trước những thay đổi và phản ứng với sự thay đổi của hệ thống một cách nhanh chóng. Giám đốc điều hành phải thiết lập các tham số cho số hóa để bộ phận CNTT có thể triển khai các yêu cầu mới trong hoạt động của toàn doanh nghiệp. 

Thực trạng này cũng có thể nhìn ra trong quá trình vận hành và ứng dụng kỹ thuật số tại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu nguồn nhân lực và kỹ năng số, thiếu tư duy kỹ thuật số cùng việc đổi mới quy trình theo hệ thống số. (Theo báo cáo của Cisco về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Chuyển đổi kỹ thuật số và yêu cầu về điện toán đám mây

Khi áp dụng các sản phẩm và quy trình mới của quá trình số hóa thì tốc độ chính là chìa khóa. Đó chính là lý do điện toán đám mây là cơ sở công nghệ cho quá trình chuyển đổi số. Đám mây là thứ giúp doanh nghiệp có thể đạt được vận tốc cao – một yếu tố bắt buộc trong thời đại số hóa này, để các dịch vụ cần thiết vận hành nhanh hơn, linh hoạt hơn và an toàn hơn. 

Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số giờ đây không chỉ là: Liệu điện toán đám mây có nên là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của công ty hay không, mà còn là: Hình thức và phạm vi ứng dụng của điện toán đám mây được thể hiện như thế nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh? 

Vấn đề và các câu hỏi này đã cho thấy, giải pháp của doanh nghiệp chính là cần tìm kiếm và bắt tay với các đối tác là các nhà cung cấp CNTT-Truyền Thông tích hợp – những doanh nghiệp có thể đáp ứng cả nền tảng công nghệ và chuyên môn tư vấn, tức cả phần cứng và phần mềm cùng các giải pháp phù hợp cho nhu cầu của doanh nghiệp. 

Để có thể vận hành được điện toán đám mây, điều thiết yếu là doanh nghiệp cần đầu tư một mạng băng thông rộng và mạnh cho các đường truyền cố định và liên lạc di động. Mô hình lý tưởng là mạng đó phải vận hành được xuyên quốc gia, châu lục và tất cả IP. Điều này đồng thời đòi hỏi bảo mật CNTT và dữ liệu được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu có độ an toàn cao. Nhưng đáp ứng được yêu cầu này cũng có nghĩa doanh nghiệp cần một hệ thống quản lý chất lượng công nghệ thông tin tinh vi cùng kinh nghiệm có liên quan trong chuyển đổi kỹ thuật số. 

Đối với các công ty Công nghệ thông tin, mỗi doanh nghiệp khách hàng sẽ đều có những yêu cầu, mục tiêu khác nhau cùng sự thay đổi liên tục để thích nghi với điều kiện thị trường. Do vậy, một đối tác Công nghệ thông tin và truyền thông cần giống như một kiến trúc sư của doanh nghiệp về tương lai kỹ thuật số. 

Chuyển đổi kỹ thuật số cũng đòi hỏi niềm tin 
Trong bối cảnh chuyển đổi số và dữ liệu là nguồn nguyên liệu của nền kinh tế số, các doanh nghiệp đang số hóa gặp phải trở ngại từ chính đối tượng khách hàng của họ. Đó chính là tâm lý sợ/ e ngại số hóa. Người dân tại nhiều quốc gia hiện nay đa phần lo sợ việc bị mất cắp dữ liệu cá nhân nên còn khá dè dặt trước những câu chuyện xoay quanh chuyển đổi số của doanh nghiệp. 

Theo các nhà hoạch định chiến lược, để chuyển đổi số, an ninh mạng là một trong các vấn đề cân nhắc hàng đầu của doanh nghiệp, ưu tiên lớn thứ hai ngay sau điện toán đám mây. Bởi đầu tư vào các công nghệ chuyển đổi số có thể sẽ là vô nghĩa nếu công nghệ không thể bảo vệ doanh nghiệp, khách hàng hoặc các tài sản quan trọng khác của công ty. 

Một nền tảng số an toàn và bảo mật cũng là một yếu tố tạo nên niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. 

Có thể nói, trong kỷ nguyên số, bất cứ điều gì có thể được số hóa sẽ được số hóa, và bất cứ điều gì có thể được nối mạng sẽ được nối mạng. Điều này áp dụng như nhau cho cả con người, máy móc và các sản phẩm. Phần mềm (software) đang ngày càng trở thành một yếu tố quyết định chuỗi sản xuất, bởi vì tất cả các máy được nối mạng này phải được kiểm soát và tất cả dữ liệu kỹ thuật số phải được lưu trữ, xử lý và phân tích một cách có ý nghĩa. Vì vậy, các công ty phải hướng tới chiến lược ứng dụng phần mềm hoặc trở thành các công ty số hóa. Cơ sở dữ liệu đám mây cần được bảo vệ an toàn để có thể đảm bảo niềm tin cho người dùng đầu cuối cũng như uy tín của doanh nghiệp. Câu chuyện chuyển đổi số vì vậy không đơn giản là một xu thế, đó là một hành trình cần nhiều nỗ lực thiết lập các yêu cầu nền tảng trước khi chính thức vận hành. 

Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh doanh thu viễn thông của nhà mạng nói chung suy giảm 5-10% trong năm 2023, riêng mảng viễn thông di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn giữ được tăng trưởng 0,8%.