Trước đây, Google vẫn sử dụng cách thức này để có thể cài đặt ứng dụng mặc định của mình như công cụ tìm kiếm, Google Maps, kho ứng dụng Google Play hay Gmail trên thiết bị của nhiều hãng sản xuất smartphone Android.
Hành động này bị EU coi là hành vi độc quyền và có thể bị xử phạt rất nặng. EU cho rằng Google đang chiếm độc quyền hệ điều hành Android, gây ảnh hưởng tới các nhà sản xuất và khiến cho các đối thủ cạnh tranh khác không thể tiếp cận nền tảng này.
Nếu như kế hoạch của Ủy ban Chống độc quyền EU được thực hiện, đó có thể sẽ là cơn ác mộng đối với Google, khi mà họ ngày càng mất quyền kiểm soát Android và để rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là cái cớ để rất nhiều nhà sản xuất smartphone Android có thể không cần phải phụ thuộc vào Google nữa. Họ có thể thoải mái cài đặt các ứng dụng mặc định của riêng mình để kiếm thêm lợi nhuận, hoặc hợp tác với một nhà phát triển khác.
Đại diện của Google cho biết: “Chúng tôi muốn chứng minh cho Ủy ban Châu Âu EU thấy rằng, nền tảng Android được thiết kế để tốt cho cả các đối thủ cạnh tranh và người sử dụng, hỗ trợ thay đổi theo từng khu vực”.
Tuy nhiên chắc chắn Google sẽ phải chịu tổn thất rất nặng nề, nếu như bản kế hoạch dài 150 trang này được triển khai. Google sẽ mất đi một số lượng lớn người sử dụng các dịch vụ của mình, để rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó là mục tiêu và nguồn thu chính của Google, khi gã khổng lồ này ra mắt nền tảng Android hoàn toàn miễn phí.