Google muốn đầu tư tới 880 triệu USD vào mảng màn hình OLED của LG

Google muốn đầu tư tới 880 triệu USD vào mảng màn hình OLED của LG
Tạp chí Nhịp sống số - Google muốn đầu tư tới 880 triệu USD vào mảng màn hình OLED của LG nhằm đảm bảo nguồn cung màn hình cho smartphone Pixel thế hệ mới.

Với việc hội nghị lập trình viên Google I/O sắp diễn ra, hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đang chuẩn bị để ra mắt các sản phẩm mới của mình tại sự kiện này. Nhiều khả năng, smartphone cao cấp Pixel thế hệ tiếp theo của Google sẽ xuất hiện tại Google I/O, và có vẻ như máy sẽ được trang bị màn hình OLED thay cho màn LCD hiện nay. 

Google muốn đầu tư tới 880 triệu USD vào mảng màn hình OLED của LG

Smartphone Pixel XL.

Cơ sở để nói như vậy là theo một nguồn tin mới đây từ trang ETNews của Hàn Quốc, Google muốn đầu tư tới 880 triệu USD vào mảng màn hình của LG để giúp LG phát triển màn hình OLED. Đây cũng là một cách dùng Google đảm bảo được nguồn cung loại màn hình này để dùng cho smartphone Pixel mới. Nếu LG đồng ý với lời đề nghị từ Google, khoản tiền đầu tư có thể còn tăng lên tuỳ vào các điều kiện khác. 

Google đã sử dụng màn hình AMOLED do Samsung cung cấp cho smartphone Pixel và Pixel XL ra mắt năm ngoái, tuy nhiên, có vẻ như hãng sẽ đổi đối tác cung ứng với thế hệ hệ mới của dòng smartphone này. Trong khi đó, Apple được đồn đoán cũng sẽ sử dụng màn hình OLED do Samsung cung cấp cho iPhone 8, và 2 bên mới đây vừa ký hợp đồng 2 năm với trị giá 9 tỷ USD để Samsung đảm bảo nguồn cung màn hình cho các thế hệ iPhone tương lai. 

Với Google và LG, hiện chưa rõ vụ đầu tư của Google có liên quan đến việc lựa chọn đối tác sản xuất smartphone Pixel mới hay không. Google tạo ra dòng smartphone của riêng mình nhưng hợp tác với các công ty chuyên phần cứng để sản xuất máy. Hồi năm ngoái, hãng thuê HTC sản xuất Pixel và Pixel XL cho mình, còn LG cũng từng hợp tác với hãng tìm kiếm trên chiếc Nexus 5X trong 2015.  

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.