Hàng công nghiệp vào châu Á không thể đi "một chân"

Hàng công nghiệp vào châu Á không thể đi
Tạp chí Nhịp sống số - Mặc dù kinh doanh trực tuyến rất phát triển, nhưng đó chỉ là "một chân". Cùng với đó, các mối quan hệ truyền thống, tương tác trực tiếp và chính sách hậu mãi vẫn đóng vai trò quan trọng tác động đến quyết định mua hàng tại châu Á hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.

Thông tin trên được đưa ra từ Nghiên cứu về Động lực mua hàng công nghiệp năm 2019 của

Theo bà Sylvie Van Den Kerkhoff - Phó Chủ tịch Marketing của UPS tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tại châu Á, các mối quan hệ kinh doanh không thể tiến hành đơn phương.

"Các kênh bán hàng trực tuyến rất phổ biến, và các hình thức bán hàng trực tiếp cũng vậy, từ đó đòi hỏi sự cân bằng quan trọng cho các doanh nghiệp muốn bán hàng tại khu vực này. Dữ liệu cho thấy rằng các doanh nghiệp muốn kinh doanh tại thị trường châu Á cần đảm bảo rằng các hoạt động thương mại điện tử và truyền thống của họ đều được tối ưu hóa và tích hợp, đồng thời cần chắc chắn rằng các dịch vụ hậu mãi như trả hàng vẫn mang đến trải nghiệm tối ưu cho người mua.”

Ở các khu vực khác, nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi mua hàng nhiều hơn; trong khi để thành công ở châu Á, yếu tố quốc tịch hay độ tuổi không quan trọng bằng trách nhiệm trong công việc của người mua hàng. Theo nghiên cứu, Châu Á là một khu vực có độ phức tạp cực lớn, nơi mà tất cả người mua đều tập trung phục vụ các nhu cầu dịch vụ mục tiêu cho tổ chức của họ.

Báo cáo cho thấy việc mua hàng trực tuyến vẫn tiếp tục tăng lên và người mua hàng công nghiệp tại châu Á sẽ sử dụng kênh mua hàng này nhiều hơn trong vòng 5 năm tới. Trong số những người thích mua hàng trực tuyến, Nhật Bản mua sắm với tỷ lệ cao hơn so với Trung Quốc và Thái Lan (31% ở Nhật Bản và 14% ở Trung Quốc và Thái Lan). Trong khi đó tại Thái Lan, các công ty có ngân sách cao hơn báo cáo rằng trong 3 đến 5 năm tới, các doanh nghiệp này có nhiều khả năng chuyển sang mua hàng trực tuyến; ở Trung Quốc, việc mua hàng trực tuyến trên điện thoại đang gia tăng mạnh hơn so với các quốc gia châu Á khác.

Mặc dù dự đoán có sự gia tăng về xu hướng mua hàng trực tuyến giữa những người mua châu Á, báo cáo cũng chỉ ra rằng việc trao đổi qua điện thoại hoặc gặp mặt  trực tiếp xảy ra ở châu Á thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu. Người mua hàng ở châu Á đặc biệt coi trọng việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp trước khi mua hàng trực tuyến – điều này được thấy rõ nhất ở Trung Quốc, nơi mà tạo niềm tin là một bước quan trọng trước khi thực hiện quá trình giao dịch.

Đặc biệt, khu vực châu Á tương đồng với các vùng lãnh thổ khác trên thế giới về số lượng người mua từ các nhà cung cấp nội địa: có đến 67% giao dịch mua hàng B2B ở châu Á đến từ các nhà cung cấp trong nước, so với 73% ở Hoa Kỳ và 64% ở Châu Âu. Tuy nhiên, Nhật Bản là một ngoại lệ tại khu vực này, nơi người mua thực hiện 90% tất cả các giao dịch mua sắm hàng hóa trong nước.

Điều này có thể thay đổi trong tương lai gần, đặc biệt với các quốc gia gần đây đã ký kết các thỏa thuận thương mại tự do, trong đó đáng chú ý nhất là với Liên minh châu Âu. Khi được hỏi về những rào cản đối với việc mua hàng quốc tế, ba yếu tố hàng đầu được người trả lời ở châu Á liệt kê là thời gian vận chuyển dài hơn (60%), chậm trễ thông quan (55%) và các vấn đề về trả lại hàng (45%).

Ông Russell Reed, Giám đốc điều hành của UPS Việt Nam và Thái Lan nhận định: “Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan thuộc top 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, do đó kết quả của nghiên cứu này đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất và phân phối của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp khai phá tiềm năng bán hàng. Báo cáo chỉ ra một số phát hiện mang tính nhất quán dành cho mọi khu vực như yếu tố hậu mãi, điều mà UPS luôn không ngừng cải tiến để mang lại những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Quan trọng nhất, nghiên cứu này còn nhấn mạnh thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm ra chiến lược thị trường cụ thể khi giao dịch với người mua công nghiệp, tập trung lưu ý về nhu cầu riêng của ba thị trường lớn này”.

Có thể bạn quan tâm