Đô thị thông minh – “bài toán” khó của các thành phố đang phát triển
Theo khảo sát do Ban tổ chức Hội nghị Quốc tế Smart City 2017, các đại biểu cho rằng, bốn khó khăn lớn khi triển khai Smart City bao gồm: kinh phí quá lớn (64%), khả năng kết nối thông tin giữa các đơn vị (41%), Chính phủ chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích (37%) và nguồn nhân lực còn hạn chế (32%). |
Thực tế cho thấy, tốc độ di dân từ nông thôn ra thành thị hiện đang rất nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, như như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự bất ổn, yếu kém về cơ sở hạ tầng…. Đây là vấn đề khiến các nhà lãnh đạo thành phố trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng phải gấp rút tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những thách thức do áp lực tăng dân số đô thị mang lại. Việc đảm bảo cung cấp dịch vụ công, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân cũng ngày một khó khăn và phức tạp.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu hướng xây dựng đô thị thông minh đã trở thành phương thức phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là với những thành phố có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh như Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Chia sẻ mối lo này cùng các nhà lãnh đạo, tại Hội nghị Quốc tế về Thành phố Thông minh 2017 (Smart City 2017) diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh vừa qua, đại diện Tập đoàn .
Giải pháp này dựa trên nền tảng điện toán đám mây để giúp khách hàng trích xuất, tính toán và di chuyển dữ liệu từ các thiết bị được kết nối đến các ứng dụng IoT, nhằm tạo ra những kết quả và dịch vụ tốt hơn. Theo đó, Cisco Kinetic đưa đúng dữ liệu đến đúng ứng dụng vào đúng thời điểm - ở biên mạng, môi trường điện toán đám mây công cộng, điện toán đám mây riêng và môi trường điện toán đám mây lai - trong khi vẫn triển khai các chính sách để tăng cường pháp luật về quyền sở hữu dữ liệu, tính riêng tư, an ninh bảo mật và chủ quyền về dữ liệu.
“Đây là những yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ dự án triển khai thành phố và cộng đồng thông minh nào”, bà Lương Lệ Thủy nhận định.
Theo đó, Cisco Kinetic có thể mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho chính quyền của các thành phố, như về chia sẻ thong tin, hay linh hoạt về quy mô khởi điểm, tạo ra các luồng doanh thu mới… đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật.
Chẳng hạn, Cisco Kinetic có thể giúp việc chia sẻ thông tin và quản lý tài sản giữa nhiều khu vực khác nhau, cho phép các đơn vị quản lý nhận được thông báo về các điều kiện thời tiết xấu và từ đó có thể nhanh chóng thay đổi cường độ chiếu sáng đèn đường hoặc đèn tín hiệu, phân luồng giao thông hoặc cử các đội ứng cứu khẩn cấp hay triển khai các dịch vụ phản ứng của thành phố.
Cùng đó, nó cho phép các thành phố bắt đầu từ quy mô nhỏ và từng bước bổ sung thêm các giải pháp theo nhu cầu (mô hình đầu tư phát triển tương ứng với nhu cầu thực tế). Đây chính là “lời giải” cho các vấn đề về ngân sách khiến nhiều địa phương ngần ngại khi tiếp cận các mô hình xây dựng đô thị thông minh.
Đồng thời, các thành phố cũng có thể triển khai giải pháp một cách nhanh chóng, tin cậy, linh hoạt dựa vào các nhà cung cấp giải pháp trong hệ sinh thái đối tác được chứng nhận của Cisco.
Và như một tiền đề không thể thiếu, giải pháp này được bảo chứng với mức độ tin tưởng và an ninh bảo mật cao hơn nhờ những tiêu chuẩn an ninh bảo mật hàng đầu của Cisco.
Đặc biệt, theo đại diện CISCO, các doanh nghiệp của thành phố có thể tạo ra các luồng doanh thu mới một cách dễ dàng hơn bằng cách sử dụng bản đồ mật độ phương tiện giao thông và người đi bộ để nắm bắt các cơ hội quảng cáo hình ảnh và marketing, góp phần phát triển kinh tế.
Khi được mở rộng, những lợi ích mang lại bao gồm khả năng tạo doanh thu và trải nghiệm tốt hơn cho các doanh nhân, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp đang phát triển những ứng dụng để gắn kết người dân hoặc du khách.