Làm việc từ xa hữu hiệu giữa thời đại dịch

Làm việc từ xa hữu hiệu giữa thời đại dịch
Tạp chí Nhịp sống số - Làm việc từ xa, truy cập thông tin từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào… đã là một xu hướng của cách sống, cách làm việc trong kỷ nguyên số. Đặc biệt, việc thiết lập một môi trường làm việc từ xa chuyên nghiệp càng trở nên cấp thiết với các doanh nghiệp, tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với nguy cơ

Để tổ chức làm việc từ xa, các doanh nghiệp/ tổ chức sẽ cần một không gian chung để mọi thành viên đều có thể truy cập, trao đổi, thực hiện và theo dõi tiến độ công việc… Nói cách khác, đó là một phiên bản trực tuyến của môi trường làm việc thường ngày trong doanh nghiệp/tổ chức. Tất nhiên, với mỗi quy mô doanh nghiệp, tính chất nghiệp vụ và số lượng nhân viên, chi nhánh… thì yêu cầu này đặt ra ở các mức độ khác nhau. Điều quan trọng và cần thiết là doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp, mang đến khả năng kết nối linh hoạt, phân quyền tác vụ và đặc biệt là đảm bảo an ninh dữ liệu – “tài sản” của doanh nghiệp trong nền kinh tế số.

Nhấn mạnh điều này, ông Đỗ Tuấn Anh – chuyên gia tư vấn Giải pháp An ninh Bảo mật Cisco, công ty M.Tech Việt Nam – đã có phần trả lời phỏng vấn Nhịp Sống Số.  

1, Theo ông, việc các doanh nghiệp/ tổ chức bố trí cho nhân viên làm việc từ xa có những ưu điểm gì?

Đứng về mặt dịch tễ, rõ ràng làm việc từ xa sẽ giúp việc hạn chế dịch Covid-19 lây lan, góp phần đánh bại đại dịch toàn cầu này. Ngoài ra, ngay cả với những thời điểm không có dịch bệnh, mô hình làm việc tại nhà giúp chúng ta giảm thời gian di chuyển của các cá nhân, và như vậy sẽ tăng được thời gian làm việc hoặc nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, hạn chế các rủi ro do di chuyển trên đường...

2, Đổi lại, nó có mang đến những rắc rối/ rào cản nào không? Trong đó, đáng quan ngại nhất là gì, thưa ông?

Dĩ nhiên, làm việc từ xa cũng mang lại những hạn chế nhất định. Có thể đơn cử một số nhược điểm của làm việc từ xa là: Khả năng truyền tải thông tin, giải thích công việc từ xa không thể đạt được hiệu quả và độ chính xác như gặp trực tiếp. Đặc biệt, các phiên làm việc dạng “brainstorming”, cùng nhau trao đổi, suy nghĩ và tìm giải pháp sẽ kém hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, sự tập trung khi họp qua mạng kém hơn họp trực tiếp. Cùng đó, là những bất tiện khác về khả năng tư vấn đồng nghiệp, hỗ trợ giải quyết những vấn đề nghi ngại…

Ngoài ra, việc tiếp xúc, cộng tác với những người chưa từng gặp trên thực tế cũng có những rào cản nhất định, hạn chế sư tin cậy và khả năng trao đổi thông tin.

Đặc biệt, mô hình làm việc từ xa cũng tiềm ẩn những nguy cơ bị tấn công trên không gian mạng, vì các máy tính của nhân viên phải hoạt động đơn lẻ, không được hệ thống tường lửa, giám sát truy cập web… bảo vệ như ở văn phòng – nơi có các giải pháp bảo mật doanh nghiệp đáng tin cậy. Nếu không có phương án chuẩn bị cho điều này, doanh nghiệp/ tổ chức sẽ phải “phó thác” an ninh dữ liệu của mình cho kiến thức bảo mật và độ cẩn thận của từng nhân viên.


Ông Đỗ Tuấn Anh – chuyên gia tư vấn Giải pháp An ninh Bảo mật Cisco, công ty M.Tech Việt Nam

3, Nhưng khi nói đến việc thiết lập một môi trường làm việc từ xa đủ hỗ trợ công việc và đảm bảo an toàn, một điểm khiến nhiều nhà lãnh đạo/ nhà quản trị thường e ngại là chi phí đầu tư. Ông nhận định gì về điều này?

Làm việc từ xa, truy cập thông tin từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào… đã là một xu hướng của cách sống, cách làm việc trong kỷ nguyên số. Với một số công ty công nghệ, một số nhân viên còn ghi rõ vị trí công việc của mình là “mobile”. Nhưng với đại dịch Covid-19 này, nhu cầu làm việc từ xa, làm việc tại nhà trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Đúng là để tạo môi trường làm việc từ xa, doanh nghiệp phải đầu tư thêm về công nghệ như tốc độ đường truyền cao hơn, áp dụng VPN, bổ sung khả năng xác thực mạnh và cấp quyền theo người dùng theo nguyên tắc “zero trust” vì không còn vị trí để có sự tin cậy nữa, triển khai bảo vệ tốt các thiết bị đầu cuối vì nó sẽ phải tự bảo vệ mình khi ở ngoài văn phòng…

Tuy nhiên nếu xét về lợi ích, thậm chí thuần túy kinh tế, tổ chức làm việc từ xa vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn. Nhiều khi, giải pháp làm việc từ xa còn đóng góp quyết định cho sự thành hay bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm một giải pháp kỹ thuật phù hợp để tối đa hóa các lợi ích mà môi trường làm việc từ xa mang lại.

4, Nắm được các nhu cầu đó của doanh nghiệp, Cisco có giải pháp gì để đồng hành cùng họ? So với các sản phẩm – dịch vụ tương tự, thế mạnh từ giải pháp của Cisco là gì?

Làm việc từ xa một cách an toàn đã là một giải pháp mà Cisco cung ứng cho các doanh nghiệp từ trước tới nay. Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và có thể còn nghiêm trọng hơn; khi mà giải pháp của rất nhiều nước (như Mỹ, Anh, châu Âu…) đang là tự cách ly, tránh giao tiếp để chống dịch; với tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Cisco quyết định cung ứng miễn phí các sản phẩm thương mại của mình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng này.

Như vậy, các lo ngại của các doanh nghiệp về chi phí cho giải pháp làm việc từ xa sẽ được gỡ bỏ. Chỉ còn lại vấn đề làm sao triển khai nhanh, sử dụng hiệu quả các giải pháp này mà thôi. Đội ngũ nhân viên của Cisco và M.Tech – nhà phân phối chính thức sản phẩm an ninh bảo mật của Cisco tại Việt Nam, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên qua tới kỹ thuật.

Một cách đơn giản, giải pháp mà Cisco cung ứng miễn phí cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh bao gồm:

Giải pháp VPN cho phép người làm có thể kết nối về văn phòng mình, mang đến khả năng thực hiện toàn bộ tác vụ như khi nhân viên làm việc trong văn phòng.

Giải pháp Umbrella bảo vệ các bạn trước các lừa đảo trực tuyến từ các đường link lạ. Umbrella còn cho phép quản trị mạng nắm bắt được tình hình liên quan tới An toàn thông tin của các máy tính của công ty mình, cho dù nó đang ở đâu.

Giải pháp DUO cho phép tổ chức xác thực mạnh, tránh bị tấn công ngay cả khi lộ mật khẩu.

Miễn phí 90 ngày sử dụng Cisco Umbrela đối với toàn bộ đối tác và khách hàng của M.Tech

Hiện tại Cisco cùng M.Tech đang triển khai chương trình sử dụng miễn phí 90 ngày cho đối tác và khách hàng. 
1. Đăng ký chương trình dùng thử 14 ngày tại đây
2. Sau 14 ngày, mời quý doanh nghiệp gửi Email yêu cầu hỗ trợ về hòm thư sau để được hỗ trợ và tiếp tục sử dụng: 
Mr. Tuan Anh – anhdt@mtechpro.com.

 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.