Lô vắc-xin ngừa COVID-19 do Chính phủ Mỹ hỗ trợ về Việt Nam như thế nào?

Lô vắc-xin ngừa COVID-19 do Chính phủ Mỹ hỗ trợ về Việt Nam như thế nào?
Tạp chí Nhịp sống số - Ngoài thùng giữ nhiệt chuyên dụng chứa vắc-xin, còn có thiết bị theo dõi nhiệt độ được trang bị công nghệ GPS đính kèm theo, điều này cho phép theo dấu lô hàng xuyên suốt hành trình vận chuyển.

DHL Express hôm nay cho biết vừa tiếp tục hỗ trợ vận chuyển thành công vắc-xin ngừa Covid-19 về Việt Nam. Đây là lô vắc-xin do Pfizer-BioNTech sản xuất, được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX. Với vai trò đơn vị vận chuyển, DHL Express đã sắp xếp để đưa lô hàng đặc biệt này trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam và sau đó giao đến các địa điểm được chỉ định trong nước.

Các lô vắc-xin ngừa COVID-19 nói trên vốn là một phần trong chính sách hỗ trợ của Mỹ dành cho các quốc gia Đông Nam Á, giúp Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung có thể tăng tốc các chương trình tiêm chủng nhằm mang lại sự an toàn cho người dân, đồng thời đảm bảo nền kinh tế quốc gia có thể phục hồi nhanh chóng.

Đại diện DHL cho biết, một trong những thách thức chủ yếu đối với việc vận chuyển vắc-xin ngừa Covid-19 là yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ bảo quản. Vắc-xin được chứa trong thùng giữ nhiệt chuyên dụng cho đến khi bàn giao cho đơn vị tiếp nhận. Mỗi lô vắc-xin sẽ được giữ lạnh bằng đá khô đóng gói chung, cho phép vắc-xin có thể sử dụng được tại cả những địa điểm mà cơ sở vật chất không đủ để duy trì nhiệt độ bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Cùng đó, một thiết bị theo dõi nhiệt độ được trang bị công nghệ GPS hiện đại cũng được đính kèm theo mỗi thùng giữ nhiệt chứa vắc-xin, điều này cho phép theo dấu lô hàng xuyên suốt hành trình vận chuyển.

Vắc xin về đến Hà Nội - Ảnh: DHL cung cấp

DHL cho biết, với hơn 9.000 chuyên gia về Sinh học và Chăm sóc sức khỏe đang làm việc trong mạng lưới toàn cầu, nhà chuyển phát này hỗ trợ các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các nhà bán buôn và nhà phân phối, các loại dược phẩm, thiết bị y tế … được kết nối với nhau xuyên suốt chuỗi giá trị, từ những vòng thử nghiệm lâm sàng cho đến điểm thực tế chăm sóc và điều trị, cũng như mọi bước khác ở giữa.

Liên quan đến mảng chăm sóc sức khỏe và y tế, DHL có hơn 150 dược sĩ, hơn 20 trung tâm phục vụ thử nghiệm lâm sàng, hơn 100 cơ sở được chứng nhận, hơn 160 kho hàng đạt chuẩn GDP, hơn 15 cơ sở đạt chuẩn GMP, hơn 135 điểm chuyển phát nhanh y tế, cùng với mạng lưới chuyển phát nhanh quốc tế bao phủ hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Ở phạm vi toàn cầu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics đối mặt với thách thức phải nhanh chóng thiết lập chuỗi cung ứng y tế nhằm vận chuyển số lượng vắc-xin lớn chưa từng có – hơn 10 tỷ liều được chuyển phát rộng khắp thế giới, trong đó bao gồm những khu vực với khoảng 3 tỷ người sinh sống nhưng hệ thống hạ tầng logistics lại kém phát triển.

Để đáp ứng độ bao phủ trên toàn cầu trong vòng 2 năm tới, DHL ước tính sẽ cần khoảng 200.000 pallet vận chuyển, 15 triệu hộp làm mát, cũng như 15.000 chuyến bay được thiết lập cho các chuỗi cung ứng khác nhau.

Ông Bernardo Bautista - Giám đốc Điều hành kiêm Tổng Giám đốc DHL Express Việt Nam - cho biết: “DHL Express đã bắt đầu vận chuyển vắc-xin ngừa COVID-19 đến nhiều quốc gia kể từ tháng 12 năm 2020 và sẽ tiếp tục hành trình này nhằm thực hiện mục tiêu “Kết nối mọi người, Cải thiện cuộc sống”.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

GapoWork và NEWING vừa ký kết hợp tác chiến lược, nhằm kết hợp những thế mạnh về công nghệ và kiến thức quản lý hiện đại, mang đến bộ công cụ giúp nâng cao hiệu suất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.