Microsoft toan tính những gì khi mua LinkedIn?

Microsoft toan tính những gì khi mua LinkedIn?
Tạp chí Nhịp sống số - Việc Microsoft mua lại mạng xã hội LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD là thương vụ sáp nhập lớn thứ 3 trong lịch sử ngành công nghệ tính đến nay. Và cả Weiner lẫn CEO Satya Nadella của MS đều hứa hẹn rằng nó sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, tờ The Economist bình luận: “Những lời hứa đó có vẻ khá viển vông”.

Theo bình luận của nhiều nhà phân tích, đây là cái giá khá cao cho một công ty đang gặp nhiều rắc rối như

Bo ra hon 26 ty USD, Microsoft duoc gi khi mua LinkedIn?

Mặc dù số người dùng của LinkedIn (cột màu xanh) tiếp tục tăng, nhưng giá cổ phiếu (đường màu nâu) lại đang trên đà đi xuống từ năm 2015

Trong thị trường dịch vụ CRM trị giá 26,3 tỷ USD, Salesforce đang nắm 19,7% thị phần, còn MS chỉ mới có 4,3%. Hồi năm ngoái, MS đã tìm cách mua Salesforce với giá 55 tỷ USD nhưng không thành, vì Salesforce muốn rao giá 70 tỷ.

Như vậy, việc mua LinkedIn giá 26,2 tỷ USD vẫn có thể được xem là một thương vụ giá hời với MS nếu so với cái giá của Salesforce. Mới đây, chính Salesforce cũng tìm cách mua lại LinkedIn nhưng đã không thể đấu lại.

Theo kế hoạch của Nadella, LinkedIn sẽ không chỉ là một mạng xã hội đơn thuần, mà còn là công cụ số 1 để quản lý thông tin và dữ liệu công việc trên Internet. LinkedIn sẽ có khả năng giới thiệu những bài báo nên đọc với người dùng khi họ tham gia một dự án mới, hay giới thiệu một người bạn hay người quen có đúng kỹ năng giúp đỡ được cho họ. Các tính năng này có thể được tích hợp mượt mà vào bộ ứng dụng văn phòng Office 365, và cho phép người dùng lưu lại đầy đủ thông tin và các mối quan hệ cả khi họ đã chuyển sang chỗ làm mới.

Liệu Microsoft có thành công?

Tuy nhiên, kế hoạch của MS có không ít lỗ hổng. Thứ nhất, họ đã trả cái giá gần 260 USD cho mỗi tài khoản người dùng thường xuyên hàng tháng mà LinkedIn đang có. Trong khi đó, mỗi tài khoản này bình quân chỉ mang lại 32 USD / năm (theo tính toán của CNBC).

Microsoft cần nhanh chóng chứng minh được ích lợi của khoản đầu tư này bằng cách đưa ra được kế hoạch thu hút thêm người dùng hoặc cải thiện hiệu quả doanh thu.

Thứ nhì, MS có bảng thành tích khá kém trong việc phát huy tác dụng của các khoản thâu tóm lớn. Sau khi MS bỏ tiền ra mua ứng dụng thoại và nhắn tin Skype với giá 8,5 tỷ USD năm 2011, cho tới nay Skype mới đạt 300 triệu người dùng hàng tháng, so với 800 triệu của Facebook Messenger hay 900 triệu của WhatsApp.

Thương vụ mua lại công ty công nghệ quảng cáo aQuantive với giá 6,3 tỷ USD năm 2007 thì bị mất gần 99% giá trị vào năm 2012. Mới đây nữa, Microsoft cũng vừa bỏ cuộc khỏi mảng phần cứng di động và sa thải gần 10.000 nhân viên, sau khi đã mua lại bộ phận điện thoại di động của Nokia với giá 7,6 tỷ USD hồi năm 2014.

Dù các vụ thâu tóm này diễn ra trước khi CEO Nadella nhậm chức, nhưng “lịch sử cho thấy thương vụ kỳ này cũng sẽ không đạt được gì”, theo bình luận từ nhà phân tích Brent Thill của ngân hàng UBS. Có lẽ cũng vì mối lo ngại này mà Nadella quyết định giữ cho LinkedIn là một công ty độc lập thay vì sáp nhập vào hẳn MS.

Thứ ba, việc thay đổi hành vi người dùng là chuyện rất khó. Nadella đang muốn LinkedIn trở thành mạng xã hội số 1 cho môi trường làm việc, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với chuyện cho phép nhân viên có thêm thời gian lướt mạng xã hội. Nhiều nhà quản lý cũng không ưa LinkedIn vì một nguồn doanh thu của trang này đến từ các dịch vụ “săn đầu người” sẵn sàng lấy đi nhân viên của họ. Hiện tại, đã có một số công ty lớn chặn truy cập LinkedIn trong văn phòng. Và dĩ nhiên, cũng còn không ít mối lo ngại về việc MS có định sử dụng dữ liệu người dùng từ LinkedIn cho mục đích nào khác nữa hay không.

Dù sao, cũng đã có nhiều người lên tiếng hoan nghênh thương vụ MS – LinkedIn, vì nó đã mang lại một cú hích cần thiết cho nhiều cổ phiếu công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/4, tại Nhà hát Quân Đội (Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2024 với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp có tiếng trong nước. Phần mềm Kho lưu trữ tài liệu điện tử EcoECM đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các tập đoàn lớn để giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực Văn phòng số