Năm 2022: Thị trường video trực tuyến châu Á sẽ đạt 46 tỷ USD

Năm 2022: Thị trường video trực tuyến châu Á sẽ đạt 46 tỷ USD
Tạp chí Nhịp sống số - Theo báo cáo mới nhất, thị trường video trực tuyến ở châu Á sẽ tăng trưởng gần gấp 3 lần trong 5 năm tới, đạt hơn 46 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Trung Quốc sẽ chiếm hơn một nửa trong số đó.

Năm 2022: Thị trường video trực tuyến châu Á sẽ đạt 46 tỷ USD

Báo cáo của công ty tư vấn Media Partners Asia, có tiêu đề là Phát hành băng thông rộng và video trực tuyến châu Á (Asia Online Video & Broadband Distribution) cho biết, doanh thu trong khu vực, bao gồm phí quảng cáo ròng và thuê bao, sẽ tăng trưởng ở mức 21% mỗi năm từ mức 17,6 tỷ USD vào năm 2017 trong quãng thời gian từ 2017 đến 2022.

Một điều rất quan trọng là các mô hình kinh doanh khác nhau có thể vẫn tồn tại song song. Các nhà cung cấp nội dung bản địa dự kiến vẫn sẽ tồn tại bất chấp sự cạnh tranh từ các hãng truyền hình video khổng lồ toàn cầu, và nội dung bản địa có vai trò sống còn.

Tuy nhiên, quy mô thị trường video trực tuyến Trung Quốc nói chung và phân khúc thuê bao nói riêng lại không tuân thủ các xu hướng của thị trường hiện tại.

Nghiên cứu của MPA dự báo, doanh thu quảng cáo trên các nền tảng video của Trung Quốc sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2022, ngay cả khi bị  thu hẹp lại như một bộ phận của tổng thể các doanh nghiệp Trung Quốc. Giá trị các thuê bao ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 17.3 tỷ đô la Mỹ tại cùng thời điểm. Tính gộp lại, thị trường trực tuyến Trung Quốc trị giá 30 tỷ đô la Mỹ. Con số này làm cho doanh thu 6,4 tỷ đô la Mỹ của ngành điện ảnh sân khấu Trung Quốc ghi nhận vào năm 2016 trở thành một kẻ tí hon.

Báo cáo cho biết, thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực này phản ánh sự đầu tư quy mô lớn vào nội dung gốc và qua ứng dụng OTT, bao gồm nội dung được xuất hiện sớm và độc quyền; một thị trường truyền hình trả tiền truyền thống còn yếu; cải thiện cơ sở hạ tầng và chấp nhận TV thông minh và hộp set-top; người tiêu dùng sử dụng các hệ thống thanh toán liền mạch, trong đó một số hệ thống được phát triển bởi các nhà lãnh đạo Internet cũng là chủ sở hữu của các dịch vụ video trực tuyến phổ biến nhất.

Vivek Couto, giám đốc điều hành MPA, tác giả của bản báo cáo cho biết: "Các dịch vụ gắn liền với các mô hình kinh doanh nhanh nhạy, tin cậy và bền vững - được xây dựng xung quanh việc thực thi mạnh mẽ và sử dụng nội dung có thể mở rộng quy mô - đang lớn mạnh thành top đầu" trên khắp châu Á. Việc tiếp cận với nội dung bản địa và châu Á ngày càng tăng mạnh ở hầu hết các thị trường, trong khi nhu cầu về sản phẩm nhượng quyền thương hiệu của Hollywood cũng rất lớn”.

"Nội dung chọn lọc, đóng gói và giá cả vẫn là những yếu tố rất quan trọng, cùng với tính pháp lý của thương hiệu. Các đối tác hàng đầu địa phương và khu vực từ Trung Quốc trước đây sẽ bắt đầu tận dụng cơ hội quảng cáo video trực tuyến cực  lớn, cho đến nay vẫn nằm dưới sự  thống trị của YouTube ". Bên ngoài  lãnh thổ Trung Quốc, bức tranh đa dạng hơn, với Nhật Bản và Australia là hai thị trường phát triển nhất, cùng các lãnh thổ quan trọng khác, bao gồm cả Ấn Độ và Hàn Quốc, vẫn còn chưa ổn định.

Hai thị trường phát triển Nhật Bản và Australia cũng là nơi Netflix có vị thế mạnh nhất trong khu vực. MPA ước tính rằng Netflix sẽ có 4,7 triệu thuê bao trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm 2017, trong đó Australia chiếm khoảng 3 triệu thuê bao.

Tại các quốc gia có lãnh thổ nhỏ hơn, đáng chú ý là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc tiếp cận video cao cấp đi đôi với mức độ hợp tác giữa các nhà khai thác OTT với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ băng rộng. Các công ty viễn thông cung cấp băng thông và các giải pháp trả trước. Vi phạm bản quyền vẫn đang là vấn đề đối với ngành này ở Singapore và Malaysia.

Các nhà khai thác video OTT đa quốc gia của châu Á, bao gồm cả Hooq và iflix, đang cạnh tranh với Netflix và Amazon, không chỉ thông qua kết nối viễn thông mà còn thông qua các chiến lược lập trình và đầu tư sản xuất nội dung. Tuy nhiên, báo cáo cho hay, rất có thể sẽ diễn ra khả năng một số nhóm sẽ hợp nhất.

Thật đáng ngạc nhiên, dù cho có sự mở rộng nhanh chóng của ngành OTT, những đấu thủ cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có thương hiệu sẽ không bị bóp chết hoàn toàn, báo cáo dự đoán. Các kênh truyền hình và chương trình có thương hiệu rõ ràng là vẫn có sức hút trong lĩnh vực phim ảnh và thể thao nói riêng. Bản báo cáo cũng chỉ ra những dấu hiệu thành công của Fox Plus, Disney và Cartoon Network ở Philippines và HBO ở Hồng Kông.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.