Nâng cao năng suất với CMCN 4.0 là động cơ tăng trưởng mới của châu Á

Nâng cao năng suất với CMCN 4.0 là động cơ tăng trưởng mới của châu Á
Tạp chí Nhịp sống số - Đây là nhận định của bà Nguyễn Cẩm Linh - Giám đốc mảng Ứng dụng tại Oracle Việt Nam. Theo đó, AI và công nghệ học máy đang thúc đẩy ngành công nghiệp 4.0 và được cho là chìa khóa tạo cho các động lực tăng trưởng kinh tế của châu Á trong hiện tại và cả tương lai.

Trong bài chia sẻ của mình, bà Nguyễn Cẩm Linh nhận định: Ngành sản xuất ở châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trung Quốc vẫn duy trì được vị thế vững mạnh của mình, trong khi đó, sự tăng giá trong chi phí lao động đã mở ra cơ hội cho các trung tâm mới nổi như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam - những quốc gia mà Deloitte nhận định là “bộ ngũ hùng cường” (MITI-V).

Việt Nam, sở hữu mức chi phí thấp và môi trường chính sách công thuận lợi, đang dẫn đầu trong công cuộc tận dụng nguồn lao động chi phí thấp, tốc độ sản xuất nhanh lẹ và khả năng tăng tưởng kinh tế. Trên thực tế, Viện Brookings đã lập luận rằng những quốc gia đang phát triển có nhiều điều để học hỏi từ thành công của ngành sản xuất Việt Nam, với ước tính 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành sản xuất chỉ trong giai đoạn 2014-2016.

Tuy nhiên, ngành sản xuất đang trên đà tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam cũng không thể chấp nhận rủi ro khi ngồi chờ trên chiến thắng. Với môi trường cạnh tranh khốc liệt và chuỗi cung ứng phức tạp hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất đang chịu áp lực lớn nhằm tăng năng suất, giảm lỗi sản xuất và phát hiện ra những lĩnh vực mới có lợi thế cạnh tranh.

Từ những phân tích này, bà Linh cho rằng, để tiến về phía trước, các doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trong các công nghệ trên nền tảng đám mây.

 Oracle, trí tuệ nhân tạo, AI, tăng trưởng kinh tế, CMCN 4.0,

Cụ thể, các ứng dụng trên nền tảng đám mây tích hợp AI sẽ trang bị các tổ chức cách tiếp cận mang tính tự động hóa, giúp loại bỏ các rào cản trong hoạt động giao dịch, phân tích và đưa ra quyết định; đơn giản hóa quá trình vận hành và cung cấp khả năng hiển thị đáng kinh ngạc trong toàn bộ khâu sản xuất. Với mô hình tự học hỏi và cải tiến nhờ AI, các nhà sản xuất có thể xây dựng một nền văn hóa về chất lượng, giải phóng nguồn lực và tăng cường sự tập trung, từ đó tạo ra tiền đề cho sự đổi mới liên tục.

Cùng đó, AI còn có thể phân tích mọi biến số trong quá trình sản xuất dựa vào những dữ liệu thu thập được, từ đó giảm thiểu sai sót và quá trình thử nghiệm "đầy thương đau" cho các nhà sản xuất.

Ngoài ra, những ứng dụng sản xuất dựa trên nền tảng đám mây được tích hợp với công nghệ học máy và AI đang tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp. Trước đây, để xử lý lỗi hoặc tạo ra những thay đổi có lợi trong quá trình hoạt động, các nhà sản xuất phải tập hợp nhiều đội ngũ khác nhau để phân tích khối lượng lớn dữ liệu từ những hệ thống khác nhau. Nhờ vào những công nghệ trên nền tảng đám mây mới nổi có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu cấu trúc, bán cấu trúc, hoặc không có cấu trúc từ nhiều nguồn dữ liệu, các nhà sản xuất có thể hiểu rõ nguồn gốc vấn đề trong thời gian ngắn chỉ vài tiếng đồng hồ.

Đặc biệt, bài chia sẻ này từ đại diện của Oracle cũng trích dẫn một số liệu trong Báo cáo của IDC về tương lai của ngành sản xuất: “Đến năm 2020, 60% các nhà sản xuất nhóm G2000 sẽ phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số có khả năng tăng cường đầu tư vào các hệ sinh thái và trải nghiệm; cũng như góp phần tạo nên 30% tổng doanh thu của họ”. Theo đó, vào năm 2020, “80% các tương tác trên chuỗi cung ứng sẽ xảy ra trong các mạng lưới thương mại trên nền tảng đám mây, giúp cải thiện khả năng phục hồi của người tham gia cũng như giảm thiểu các tác động gây nên bởi những gián đoạn trong quá trình cung ứng tới 1/3”.

Bà Linh kết luận: "Khi các nhà sản xuất châu Á và đặc biệt là Việt Nam đang cạnh tranh để nắm bắt các cơ hội mới, sự tăng tốc, lanh lẹ và chủ động sẽ là trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với các ứng dụng trên nền tảng đám mây tích hợp AI, giờ đây, mọi nhà sản xuất đều có thể tiếp cận với quá trình sản xuất thông minh – cho phép họ có cái nhìn chính xác đối với điều kiện và các hoạt động sản xuất trong thời gian thực, từ đó phản ứng với các thông tin đó với tốc độ cần thiết để cung cấp các sản phẩm mà khách hàng mong muốn với độ hiệu quả mà họ kỳ vọng. AI và công nghệ học máy đang thúc đẩy ngành công nghiệp 4.0. Chúng là chìa khóa tạo nên sức mạnh cho các động lực tăng trưởng kinh tế của châu Á trong hiện tại và cả tương lai".

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.