Nokia muốn đóng vai trò tích cực trong "kỷ nguyên 4G" tại Việt Nam

Nokia muốn đóng vai trò tích cực trong
Tạp chí Nhịp sống số - Nokia đặt mục tiêu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai nhanh mạng 4G tại Việt Nam và hỗ trợ các nhà mạng triển khai chương trình thử nghiệm 4G. Đó là chia sẻ của ông Harald Preiss, Giám đốc khu vực Bắc Á của Nokia trong buổi gặp gỡ báo giới Việt Nam

Theo ông Harald Preiss, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên

nokia, công nghệ 4G, Internet of Things, Nokia Việt nam, kỷ nguyên 4G, Harald Preiss,

Ông Harald có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông và CNTT.
Hiện, ông quản lý các doanh nghiệp trực thuộc và hoạt động kinh doanh trong thị trường khu vực bao gồm Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trước đó, ông là quản lý cấp cao tại Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Singapore.

Khẳng định Việt Nam là thị trường trọng điểm của Nokia, ông cũng cho biết: "Nokia cam kết xây dựng sự hiện diện vững mạnh và lâu dài như là một phần quan trọng trong hệ sinh thái di động băng rộng tại Việt Nam, cũng như Nokia đã đóng góp trong quá trình số hóa mạng tổng đài cố định và mạng di động GSM trong những năm 1990".

Được biết, Nokia Việt Nam hiện có hơn 150 nhân viên và là đối tác với tất cả các nhà mạng tại Việt Nam (đặc biệt là VNPT, Viettel và Mobifone) trên mọi lĩnh vực: Mạng Di động, Mạng Cố định, Mạng IP và Quang, Ứng dụng và Phân tích.

Trước câu hỏi về việc "Liệu Việt Nam có đang chậm trễ trong việc triển khai công nghệ LTE?", cũng như những lo ngại rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dùng, ông Harald Preiss khẳng định "Tôi cho rằng Việt Nam không quá muộn trong việc triển khai LTE".

"Các quốc gia ở Châu Á cũng mới triển khai LTE gần đây. Việc sớm hay muộn cũng có lợi ích và bất lợi. Cụ thể: khi triển khai LTE thương mại sớm, giá thiết bị đầu cuối còn đắt và không nhiều người hưởng ứng. Nhưng nay, khi giá thiết bị đầu cuối giảm giá mạnh đến dưới 100 USD một thiết bị, LTE bùng nổ ở các quốc gia... Do đó, một trong những ưu điểm của việc đi sau là có được hệ sinh thái để triển khai nhanh", ông nói.

Theo phân tích của đại diện Nokia, tại Việt Nam, 3G đã triển khai một thời gian "đủ dài" để người dùng đã tiếp cận, làm quen với thiết bị, nội dung ứng dụng trên 3G. Theo thống kê, hiện nay tại Việt Nam, có ½ số thuê bao đang sử dụng 3G. "Sau khi người dùng đã quen sử dụng 3G, chúng ta cung cấp tiếp dịch vụ nhanh hơn, tốt hơn là 4G để người dùng tận hưởng được những dịch vụ như video trực tuyến hoặc những ứng dụng đòi hỏi băng thông cao hơn. Theo tôi đây là thời điểm tốt để triển khai 4G, chứ không sớm hay muộn trong việc triển khai 4G thương mại tại Việt Nam", ông Harald Preiss nói.

- Trong tương lai, 5G sẽ là công nghệ đi vào cuộc sống. Theo ông khi nào Việt Nam sẽ triển khai 5G và nên tập trung khai thác những mảng nào?

Theo dự báo của các tổ chức, chuyên gia trên thế giới, 5G sẽ được thương mại hóa từ 2020 trở đi. Một số quốc gia phát triển về công nghệ thông tin như Nhật Bản, Hàn Quốc có thể triển khai sớm hơn.

5G có một loạt lợi ích lớn về mặt công nghệ, như sử dụng nhiều tần số cao hơn, băng thông rộng hơn, lưu lượng lớn hơn và độ trễ thấp hơn, phù hợp với những ứng dụng đòi hỏi cao như xe hơi tự lái đòi hỏi phản ứng tương tác cực nhanh... 5G không phải công nghệ hoàn toàn mới được đưa ra để thay thế những gì đang có, mà là phần add-on, là bổ sung cho 4G hiện tại.

Theo đó, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh và các thành phố lớn, theo tôi các tình huống ứng dụng của 5G là các giải pháp thành phố thông minh. Với ưu thế về tốc độ cao, băng thông rộng, độ trễ thấp, 5G sẽ hỗ trợ nhiều cho thành phố thông minh. Bên cạnh đó là các ngành như y tế,điện, nước, v.v… Chúng tôi tin rằng với 5G, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham gia vào hệ sinh thái.

Ngoài các nhà mạng, Nokia sẵn sàng hợp tác và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, tạo các vườn ươm để hỗ trợ họ tham gia vào hệ sinh thái 5G. Về thời điểm Việt Nam triển khai 5G, điều này chưa nói trước được, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

- Với kinh nghiệp cung cấp dịch vụ LTE của Nokia tại Đông Nam Á, theo ông đâu là những ứng dụng mang lại nhiều lợi ích nhất?

Nhìn vào lưu lượng trên Internet hiện nay, trên 70% là video. Có ba loại ứng dụng phổ biến nhất là video, mạng xã hội và dịch vụ tương tác.

Chúng ta thấy rất nhiều video được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook; hay sự phổ biến và lan truyền của các kênh trên YouTube... Rồi hiện nay chúng ta nhắn tin, gọi điện qua các ứng dụng OTT. Có thể thấy, xu hướng hiện nay đang là “xã hội hóa” và “video hóa” – mỗi thị trường sẽ có ứng dụng khác nhau đi theo xu hướng này.

- Những mục tiêu mà Nokia đặt ra tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Nokia Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai nhanh mạng LTE tại Việt Nam và hỗ trợ các nhà mạng triển khai chương trình thử nghiệm 4G. Thông qua các cải tiến mạnh mẽ trong công nghệ di động, chúng tôi có thể giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp tận dụng được nhiều lợi ích từ môi trường di động hơn bất kỳ lúc nào.

Internet of Things (Internet vạn vật) và hệ sinh thái 5G cũng là tầm nhìn của Nokia. Công ty nỗ lực phát triển hệ sinh thái IoT nhằm cải thiện cuộc sống cho mọi người.

Trên hết, với Nokia, dù công nghệ thay đổi đến đâu hay kinh doanh có phát triển thế nào, tập đoàn luôn theo kim chỉ nam là: công nghệ phải được thiết kế vì con người, đáp ứng nhu cầu thực tế của con người – định hướng bởi khả năng của con người. 

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm

Vượt qua hơn 160 sản phẩm, giải pháp; BIDV Payment Hub được xướng tên ở hạng mục Top 10 Sao Khuê - giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin, được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và bảo trợ bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.