"Sao Khuê phản chiếu rõ nét các xu hướng công nghệ tại Việt Nam"

Tạp chí Nhịp sống số - Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa). Theo ông, các doanh nghiệp CNTT - Truyền thông Việt Nam đã và đang nhanh chóng nắm bắt, phát triển các công nghệ bắt kịp xu hướng thế giới.

Nhận định về bức tranh công nghệ Việt Nam trong "dòng chảy" chung trên toàn cầu, ông Nguyễn Văn Khoa cho biết: “Kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet trên phạm vi toàn cầu sẽ bao trùm bởi bốn xu hướng: metaverse (siêu vũ trụ ảo), web3.0, trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng rất nhanh chóng nắm bắt và phát triển các xu hướng công nghệ này". 

Đặc biệt, nhìn vào giải thưởng Sao Khuê - một trong những giải thưởng lâu đời và uy tín nhất dành cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam - qua các năm gần đây, có thể phần nào thấy rõ điều này. 

Hãy cùng Nhịp Sống Số "điểm mặt" một vài xu thế công nghệ chính:

Trí tuệ nhân tạo

Khoảng ½ số công việc hiện có có thể được tự động hóa trong vài thập niên tới. Năm 2030, quy mô thị trường AI toàn cầu ước đạt khoảng 15.700 tỷ USD. Với sự tác động không nhỏ từ dịch bệnh, theo Gartner, năm 2024, hơn 70% doanh nghiệp lớn trên toàn cầu sẽ ứng dụng tự động hóa để quản trị và ổn định vận hành. Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng phát triển rõ rệt những năm trở lại đây, bằng chứng là hầu hết các doanh nghiệp CNTT đều xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển các ứng dụng Ai. Năm 2021, VinFast đã giới thiệu Trợ lý ảo ViVi tích hợp trên các xe điện hứa hẹn giúp giảm thiểu thao tác của lái xe trong quá trình vận hành. Trong xu thế đó, G iải thưởng Sao Khuê cũng ghi nhận sự gia tăng của các đề cử có tích hợp AI trong sản phẩm (như: Nhận diện khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý hình ảnh...). Có thể kể ra một số sản phẩm tiêu biểu như: Nền tảng trí tuệ nhân tạo Viettel của Trung tâm Không gian mạng Viettel - Viettel AI Open Platform; Topmatch.Ai của Công ty Cổ phần TOPCV Việt Nam, Phần mềm Nhân viên Lễ tân ảo AimeReception của Công ty Cổ phần Aimesoft... Theo đại diện Ban tổ chức Chương trình Sao Khuê 2022, đây chắc chắn là một xu hướng nổi bật trong Giải thưởng năm nay.

Minh họa giao tiếp cùng Lễ tân ảo của Aimesoft

Thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) & Thực tế hỗn hợp (MR)

Những môi trường trải nghiệm này là hết sức cần thiết, giúp đưa các công nghệ khác như lái xe tự động hay mô phỏng các ca phẫu thuật trong y tế đến gần hơn với người dùng. Trên thực tế, nhiều hãng xe ô tô trên thế giới như TESLA đã tích hợp công nghệ này trong chế độ hỗ trợ tự lái (Autopilot) giúp người lái xe giảm thiểu việc phải xử lý các tình huống giao thông cơ bản. Tại Việt Nam , công nghệ này đang được ứng dụng trong các lĩnh vực: phát triển sản phẩm và dịch vụ; Đào tạo và phát triển; Chăm sóc sức khỏe; Cải tiến quy trình và đặc biệt tiềm năng trong việc mở ra những cơ hội tuyệt vời cho bán lẻ và người tiêu dùng. Là một công nghệ mang nhiều hứa hẹn, giải thưởng Sao Khuê 2022 kỳ vọng sẽ nhận được nhiều đề cử ứng dụng AR/VR/MR

Điện toán đám mây - Cloud computing

Điện toán đám mây cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ và truy cập nguồn dữ liệu từ xa. Các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành hoạt động đang dùng dịch vụ đám mây cho nhiều trường hợp sử dụng, như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa, email, máy tính để bàn ảo, phát triển và kiểm thử phần mềm, phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng web tương tác với khách hàng...

Sao Khuê 2021 ghi nhận khoảng 50/180 đề cử đạt giải ứng dụng điện toán đám mây để giải quyết các vấn đề về nhân sự, vận hành, và chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ này trong năm tới, cụ thể: Nền tảng Quản trị và Kinh doanh Khu vui chơi – ezTicket của Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn cầu và SeaPeopleSuite của Công ty TNHH SEATECH Việt Nam. 

Blockchain

Blockchain đang được xem là internet thế hệ tiếp theo, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực. Các hệ thống DeFi mới nổi: 2022 sẽ là năm bùng nổ của DeFi. "DeFi sẽ tiếp tục dẫn đầu về tổng giá trị trong hệ sinh thái”. Theo DappRadar, khối lượng giao dịch NFT đã tăng hơn 700% lên 10,7 tỉ USD chỉ trong quý III 2021.2021 là năm giới công nghệ chứng kiến bước ngoặt khởi sắc nhất của blockchain tại Việt Nam khi được áp dụng vào khoa học, sản xuất,... trong top 200 công ty blockchain trên thế giới có 5-7 công ty do người Việt sáng lập... Khoảng 10 startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) của người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD. Không chỉ dừng lại ở tiền mã hóa, công nghệ blockchain có thể được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, sản phẩm khác nhau nhờ tính bảo mật và phi tập trung. Sao Khuê 2022 dự kiến sẽ nhìn thấy sự phát triển của các sản phẩm và giải pháp ứng dụng blockchain trong quá trình quản lý hàng hóa của ngành sản xuất, lưu trữ thông tin (ngành y tế) hay nghiệp vụ tài chính của mảng ngân hàng...

Metaverse

Metaverse là một khái niệm bùng nổ và "hot" nhất trong năm 2021, được sử dụng để mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Goldman Sachs ước tính khoảng 1.350 tỉ USD dành cho nghiên cứu, phát triển các công nghệ ảo trong những năm tới. Trong tương lai Metaverse vẫn là một công nghệ được nhiều công ty tìm hiểu để xây dựng và bên cạnh đó cũng còn nhiều ẩn số về công nghệ này chưa được giải đáp. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AR/VR/MR và mạng 5G, Metaverse sẽ ngày càng được đưa tới gần hơn với người dùng. Sao Khuê 2022 không loại trừ sẽ ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng, giải pháp, dịch vụ ứng dụng công nghệ này.

Theo đánh giá chung từ các chuyên gia, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong thời gian tới sẽ không chỉ đầu tư phát triển mà còn hợp tác cùng nhau để nhanh chóng tạo dựng được những sự bứt phá ngoạn mục trong kỷ nguyên mới của internet góp phần sớm đưa Việt Nam thành cường quốc về AI, Blockchain…

Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3/2022, tiếp tục lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong 06 nhóm: 

- Nhóm 1: Các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành)

- Nhóm 2: Các nền tảng chuyển đổi số

- Nhóm 3: Các giải pháp công nghệ tiên phong (AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, Robotics, VR, AR, XR, in 3D...)

- Nhóm 4: Các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số

- Nhóm 5: Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới

- Nhóm 6: Các dịch vụ CNTT (09 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành)

Lịch trình các hoạt động của Giải thưởng Sao Khuê 2022

- 1. Nhận hồ sơ: dự kiến 10/01/2022– 13/3/2022. Các doanh nghiệp, tổ chức tìm hiểu và đăng ký trực tuyến tại đây

- 2. Vòng Sơ loại hồ sơ: dự kiến 15/03/2022

- 3. Vòng thuyết trình & thẩm định: dự kiến từ 16-17/3/2022

- 4. Vòng Bình chọn Chung tuyển: dự kiến 19/3/2022

- 5. Lễ Công bố và Trao Giải thưởng: dự kiến ngày 23/4/2022

- 6. Chương trình truyền thông: Trong suốt năm 2022, các Giải thưởng Sao Khuê năm 2022 sẽ được thực hiện các chương trình truyền thông quy mô toàn quốc và được ưu tiên lựa chọn và đề cử tham gia Giải thưởng APICTA – giải thưởng danh giá trong lĩnh vực CNTT ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

GapoWork và NEWING vừa ký kết hợp tác chiến lược, nhằm kết hợp những thế mạnh về công nghệ và kiến thức quản lý hiện đại, mang đến bộ công cụ giúp nâng cao hiệu suất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.