SAP: 40% DN Đông Nam Á vẫn thụ động “theo dõi” thị trường hậu Covid-19

SAP: 40% DN Đông Nam Á vẫn thụ động “theo dõi” thị trường hậu Covid-19
Tạp chí Nhịp sống số - Đó là một trong những thông tin được đưa ra từ kết quả khảo sát do SAP thực hiện với hơn 4.500 lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á. Kết quả khảo sát được công bố tại sự kiện Forward Together, sự kiện trực tuyến của SAP về tình hình thực tế mới trong kinh doanh.

Theo

SAP, đông nam á, chuyển đổi số, Hậu COVID-19,

Forward Together, sự kiện trực tuyến của SAP về tình hình thực tế mới trong kinh doanh

Bà Rachel Barger - Chủ tịch & Tổng Giám đốc SAP Đông Nam Á - cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới phải trải qua giai đoạn ‘tạm dừng” (reset) trước khi bắt đầu giai đoạn “hồi phục”. Cuộc đua về năng lực cạnh tranh đã tái khởi động và các quốc gia sẵn sàng tăng tốc ngay bây giờ sẽ khiến nhiều đối thủ bị bỏ lại phía sau”.

Cụ thể, khảo sát của SAP cho thấy: Phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Đông Nam Á (63%) được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi về hành vi cũng như động lực mua sắm của khách hàng kể từ đầu năm 2020, mặc dù 21% doanh nghiệp không chắc chắn hoặc thiếu hiểu biết về những thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn khá thận trọng và bảo thủ về việc chuyển đổi số, với rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách phòng thủ cùng quan điểm những gián đoạn đến từ COVID-19 sẽ dần biến mất trong thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, có tới 61% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi về hành vi cũng như động lực mua sắm của khách hàng kể từ đầu năm 2020, trong khi 22% chưa thấy bất kỳ thay đổi nào, và 16% vẫn không chắc chắn về những thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu làm quen với nền tảng thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn lo lắng về chi phí triển khai của các nền tảng số và điều chỉnh hoạt động để đáp ứng nhu cầu đột ngột gia tăng. Khoảng 20% doanh nghiệp tại Đông Nam Á nhận thấy họ cần phải điều chỉnh các chiến lược về trải nghiệm khách hàng để đáp ứng sự mong đợi và nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng trên các nền tảng.

Chuỗi cung ứng và vận hành cũng là những vấn đề mà các doanh nghiệp đang theo dõi chặt chẽ, với 22% doanh nghiệp cho rằng sẽ có sự thay đổi đáng kể trong tương lai. Bên cạnh việc thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, chuỗi cung ứng đã thay đổi đáng kể khi áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc trong thời gian giãn cách xã hội, dẫn đến việc đình trệ các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Khi các doanh nghiệp dần dần làm quen với trạng thái kinh tế mới sau đại dịch, những lo lắng và bất ổn về khả năng sống sót và triển vọng tăng trưởng dài hạn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Hơn 80% nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á được khảo sát cho rằng sẽ có những tác động lớn dẫn đến thay đổi đáng kể trong mô hình kinh doanh hoặc hoạt động của họ, trong khi chỉ 1% cho rằng doanh nghiệp vẫn sẽ hoạt động như trước đây về lâu dài. 

Tại Việt Nam, theo khảo sát của SAP, có tới 60% các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với “thực tế mới” do COVID-19 gây ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn 40% doanh nghiệp được khảo sát vẫn giữ quan điểm “chờ đợi và theo dõi” và chưa có bất kỳ sự chuyển đổi đáng kể nào trong doanh nghiệp mình.

Khi không thể quay trở lại với trạng thái kinh doanh như trước đây, các lãnh đạo doanh nghiệp khu vực đang điều chỉnh  những ưu tiên của tổ chức với hướng đến chuyển đổi kinh doanh (21%), tăng cường sự tương tác với khách hàng (15%), nâng cao hiệu quả của các quy trình hoạt động (14%), đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh (12%), và gia tăng khả năng chịu đựng và tái định hình chuỗi cung ứng (9%).

Theo Tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group), các doanh nghiệp có hiệu suất cao đồng thờicó khả năng giải quyết thành công các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế lớn đều áp dụng một mô hình tương tự, cho phép họ chiến thắng trong và sau thời kỳ suy thoái trong quá khứ. Các công ty có hiệu suất cao đã thành công trong việc cải thiện doanh thu và lợi nhuận thông qua những phương pháp chủ động, đồng thời coi thời kỳ suy thoái như một cơ hội để đẩy mạnh công tác chuyển đổi quy mô lớn như chuyển đổi số.

Có thể thấy, nếu như trước cuộc khủng hoảng COVID-19, công nghệ được ứng dụng chủ yếu với mục đích cắt giảm chi phí và gia tăng năng suất, hướng tới mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng khi chúng ta thích nghi với thực trạng mới do COVID-19 gây ra, vai trò của công nghệ sẽ phải phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng phục hồi – giúp chèo lái doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn nhờ sự nhanh nhạy; đồng thời mang lại lợi nhuận –hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh và nâng cao năng suất với sự minh bạch về doanh thu và lợi nhuận. Cùng đó, cần hành động bền vững - bằng cách giảm lượng khí thải carbon, giảm thiểu chất thải và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Hướng tới mục tiêu đổi mới và trở thành các công ty thành công, SAP cho rằng các doanh nghiệp ASEAN cần có những hành động cụ thể như: Ứng dụng những công nghệ thông minh để có cái nhìn toàn ảnh, minh bạch và tức thì về các tài nguyên và tài sản của doanh nghiệp; Sử dụng Trí tuệ nhân tạo và Học máy (Machine Learning) để liên tục đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hoạt động; Tự động hóa quy trình robot nhằm tự động hóa các hoạt động thâm dụng lao động, cho phép nhân viên tập trung vào các hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Có thể bạn quan tâm