Hội thảo do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Sở Công Thương Hải Phòng và hội viên Hapecom tổ chức, |
Cụ thể, vị đại diện doanh nghiệp này cho biết đơn vị mình kinh doanh trong lĩnh vực ô tô - xe máy. "Muốn tìm mua một tên miền bao quát lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi, đồng thời ấn tượng, dễ nhớ và có "đuôi" quốc tế là cực khó", ông chia sẻ.
Theo đó, ban lãnh đạo công ty đã thử đủ các phương án, lắp đủ các tên miền: từ .com, .net cho đến .vn mà chưa chọn được tên nào ưng ý. "Có lẽ chúng tôi sẽ tìm cách thương lượng để được một bên sở hữu tên miền chuyển nhượng lại, song mức giá được chào bán cho tên miền "đẹp" hiện đang khá cao, lên đến 100 triệu đồng", vị này cho biết.
Đó cũng chính là một trong những vấn đề được đưa ra chia sẻ tại Hội thảo lần này với hàng trăm đại biểu từ các DNVVN, trong đó có các doanh nghiệp là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
Có thể thấy,
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam chia sẻ về tiềm năng phát triển của TMĐT tại Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, TMĐT đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và dự đoán sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những năm tới. Trong năm ngoái, doanh thu bán lẻ trực tuyến đạt 4 tỷ đô-la Mỹ và được dự đoán đến năm 2020 sẽ tăng lên đến 10 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 5% tổng doanh thu bán lẻ. Bởi vậy, các DNVVN cần tìm cách đáp ứng nhu cầu của thị trường để duy trì sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh”.
Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử năm 2015 cho biết có 43% doanh nghiệp đã đạt được doanh thu cao hơn nhờ tham gia TMĐT. Thêm vào đó, 62% người dùng Internet tại Việt Nam đã từng mua hàng trực tuyến trong năm 2015, và giá trị mua hàng trực tuyến của một người ước tính đạt khoảng 160 đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số này vẫn là nhỏ so với tiềm năng to lớn của thị trường. Mặc dù TMĐT có những thế mạnh hơn hẳn cách thức buôn bán truyền thống, thị trường vẫn chưa bộc lộ hết tiềm năng bởi độ tin tưởng của khách hàng vào mua sắm trực tuyến còn ở mức thấp.
Chia sẻ tầm nhìn bao quát về hiện trạng và tiềm năng phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, các chuyên gia cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến xây dựng website, thanh toán trực tuyến, phát triển thương hiệu gắn với tên miền Internet, quảng cáo trực tuyến...
Ông Ngô Việt Cường, Phó Giám đốc Công ty Phần mềm Nhân Hòa cho biết: “Chọn một tên miền phù hợp là bước đầu tiên để xây dựng một hiện diện trực tuyến đáng tin cậy và thành công. Sử dụng một phần mở rộng tên miền đáng tin cậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giành được lòng tin của khách hàng. Vì lý do này chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tên miền .com vì đây là tên miền tiêu chuẩn nhất được công nhận trên toàn thế giới cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Một khi doanh nghiệp thiết lập được thương hiệu với tên miền .com, doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường lớn hơn, và được lựa chọn bởi khách hàng không chỉ trong nước mà còn vượt qua biên giới”.
Đồng quan điểm, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, với sự vận hành chính xác và độ ổn định tuyệt đối của hạ tầng Hệ thống Tên miền .com (DNS) trong hơn 18 năm qua cùng với hơn 126,6 triệu tên miền .com đã được đăng ký trên toàn thế giới, tên miền .com chính là lựa chọn đúng đắn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển hiện diện trực tuyến.
Câu chuyện của doanh nghiệp Việt chính là đừng chần chờ bỏ qua những "cơ hội vàng" khi bước vào thị trường TMĐT, cũng như chọn mua sớm những tên miền phù hợp - như một cách "đặt gạch" cho hiện diện trực tuyến của mình trên thị trường toàn cầu.