Thị trường Việt Nam: cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều

Thị trường Việt Nam: cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều
Tạp chí Nhịp sống số - Với một thị trường có tốc độ phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, khó khăn thách thức luôn đồng hành với cơ hội, cơ hội càng lớn thì thách thức càng nhiều. Đó là quan điểm của bà Lương Thị Lệ Thủy – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam khi chia sẻ về mục tiêu phát triển của công ty trong năm 2017 cũng như thời

Theo đó, bà Lương Thị Lệ Thủy cho biết: Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan của năm tài chính 2016, thị trường Việt Nam cũng đã đạt giải nhất khu vực ASEAN năm 2016 của Cisco. Đây là năm thứ hai liên tiếp

an ninh mạng, Cisco, Thành phố thông minh, Cisco Việt Nam, cách mạng công nghiệp, Chuyển đổi kỹ thuật số, Lương Thị Lệ Thủy, CEO Cisco Việt Nam,

Bà Lương Thị Lệ Thủy – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cuộc cách mạng số đang được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Xin bà cho biết, Cisco đang và sẽ cung cấp những công nghệ nào tại thị trường Việt Nam giúp các doanh nghiệp chuyển đổi theo xu hướng này?

Chuyển đổi kỹ thuật số trong kỷ nguyên số hóa là một hành trình và để hiện thực hóa cần phải dựa trên một nền tảng công nghệ vững chắc. Chúng tôi có cơ hội làm việc với nhiều doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho mỗi đơn vị, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt và áp dụng các xu hướng công nghệ chủ đạo hiện nay như vạn vật kết nối (IoT), an ninh mạng, điện toán đám mây, và phân tích dữ liệu… cho hành trình chuyển đổi số của mình. Chúng tôi đã xây dựng một bộ khung chuyển đổi số có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Các giải pháp công nghệ mà Cisco mang đến Việt Nam là những gì mới nhất mà chúng tôi đang tập trung phát triển, với mong muốn giúp các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi số một cách thành công.

Các công nghệ nằm trong bốn nhóm giải pháp chính, là động lực cho chuyển đổi số. Thứ nhất là nhóm giải pháp về Tự động hóa hạ tầng mạng với Kiến trúc mạng Số hóa (Digital Network Architecture – DNA), giúp doanh nghiệp có thể sáng tạo nhanh hơn, đơn giản hóa vận hành khai thác và giảm thiểu rủi ro. Thứ hai là nhóm giải pháp về trung tâm dữ liệu, đám mây và phân tích dữ liệu. Thứ ba là nhóm giải pháp về ứng dụng cộng tác cho phép chuyển đổi phương thức doanh nghiệp hoạt động và trao đổi thông tin. Và thứ tư là nhóm giải pháp về an toàn bảo mật, cho phép doanh nghiệp bảo vệ thông tin và các tài sản trí tuệ của mình trong môi trường số hóa. 

Như bà chia sẻ, Việt Nam là một thị trường rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh. Hiện, Cisco có chiến lược nào để giành được thị trường này?

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh vai trò của CNTT trong việc tạo lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển đất nước bền vững. Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh và đô thị hóa của Chính phủ từ nay đến năm 2020 – 2030 cho thấy tiềm năng vô cùng lớn tại Việt Nam. Với những kinh nghiệm đã triển khai ở nhiều nước trên thế giới, Cisco mong muốn trở thành một nhà tư vấn tin cậy cho chính phủ để chia sẻ và đem những công nghệ mới nhất. Để làm được như vậy, chúng tôi chú trọng xây dựng nguồn lực CNTT với một đội ngũ đối tác chuyên nghiệp nhằm chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng tại Việt Nam.

Hiện nay, theo đánh giá của các công ty nghiên cứu độc lập, Cisco là một trong những công ty hàng đầu cung cấp giải pháp thành phố thông minh trên thế giới. Hiện nay, chúng tôi cùng với các đối tác, đang tư vấn và triển khai giải pháp thành phố thông minh trên 120 thành phố trên thế giới như Dubai, Barcelona, Amsterdam, Chicago, Songdo…

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cisco hợp tác với Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) để lập kế hoạch chiến lược về CNTT-TT và xây dựng một hệ thống điều hành thông tin tích hợp cho tuyến đường sắt đô thị của thành phố. Sáng kiến ​​này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả và quản lý hoạt động của tuyến đường sắt, mà còn kết nối với các hình thức giao thông công cộng khác, tạo nền móng cho hệ thống giao thông công cộng thông minh và kết nối trong thành phố.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm việc với một số tỉnh và thành phố lớn tại Việt Nam với các dự án xây dựng thành phố thông minh… Tôi hy vọng sẽ có thể chia sẻ thông tin chi tiết hơn trong tương lai gần.

Được biết, bà đã làm việc tại Cisco được 10 năm, trong đó có 2 năm trên cương vị Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành, đề xuất và thực thi các chiến lược kinh doanh của Cisco tại Việt Nam. Điều gì khiến bà gắn bó với công ty đến vậy?

Tháng 1/2017 là mốc đánh dấu 2 năm tôi được vinh dự nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành, đề xuất và thực thi các chiến lược kinh doanh của Cisco tại Việt Nam. Suốt 10 năm qua, tôi cảm thấy may mắn và rất tự hào đã được làm việc tại Cisco – công ty công nghệ hàng đầu thế giới với một đội ngũ nhân viên giỏi và giàu kinh nghiệm giúp tôi có cơ hội học hỏi từ những lãnh đạo cấp cao hơn và các đồng nghiệp.

Cisco có môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động đòi hỏi bản thân tôi luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên. Đây chính là yếu tố khiến tôi thêm yêu thích công việc. Cisco là nơi lý tưởng giúp tôi thực hiện được mơ ước và hoài bão của mình.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.