Thực trạng ngành công nghiệp game – cơ hội và thách thức

Tạp chí Nhịp sống số - Thiếu hụt nhân lực trầm trọng đang là vấn đề báo động đỏ, ngáng đường cho đà phát triển của các doanh nghiệp game nói chung và game Việt nói riêng...

Sinh sau đẻ muộn với xuất phát điểm đánh vào thị trường “ngách”, giờ đây “Game” vươn mình trở thành một trong những ngành công nghiệp “không khói” hưng vượng và vẫn còn đang phát triển phi mã bậc nhất, thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ trên toàn cầu.

Ước tính, thị trường game toàn cầu sẽ đạt mốc 545.98 tỷ USD năm 2028; game hiện đứng thứ hai trong thứ hạng các loại app phổ biến và được sử dụng nhiều nhất, chỉ sau mạng xã hội (Theo 1 số thống kê của statista.com, grandviewresearch.com, newzoo.com, simform. DFC Intelligence, wepc.com).

Hòa cùng dòng chảy thế giới, Game Việt cũng đang bùng nổ với liên tiếp những thành tích đáng tự hào. Theo thống kê của App Anine, Cứ 25 game tải lên các kho ứng dụng thì có 1 là của Việt Nam; cứ 10 game mobile được chơi nhiều nhất thì cũng có tới 5-6 tựa của Việt Nam; 5 trong 10 game studio hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương và Úc là của Việt Nam; Việt Nam cũng có studio lọt top 15 lượt tải toàn cầu, tương đương với sản phẩm của các Đại gia như Microsoft, Facebook,…

5 trong 10 game studio hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương và Úc đến từ Việt Nam – theo App Anine

Năm 2022, một loạt tựa game “Make in Vietnam” không hẹn mà gặp thay nhau hô mưa gọi gió trên toàn cầu như: My DeFi Pet, Theta Arena, Mytheria… Điều quan trọng hơn cả, loạt game này đều đón sóng những xu hướng công nghệ đình đám điển hình là blockchain, đưa Việt Nam nổi lên như một “thủ phủ” mới của game ứng dụng công nghệ thời thượng.

Lương 3.000 USD vẫn đỏ mắt tìm nhân lực

Giám đốc một dự án NFT cho biết: “Hiện có khoảng 300 game NFT đang triển khai xây dựng game, nhưng các studio tốt tại Việt Nam không thể kham nổi vì thiếu nhân lực triển khai”.

Tính đến quý I/2021, theo Statista, Việt Nam trở thành quốc gia có tỉ lệ người chơi game/dân số cao thứ 6 trên thế giới, tuy nhiên nguồn nhân lực trong ngành này chỉ vẻn vẹn 25000 người (phục vụ cho 91,3% người dùng Internet Việt Nam chơi game). Thiếu hụt nhân lực trầm trọng đang là vấn đề báo động đỏ, ngáng đường cho đà phát triển của các doanh nghiệp game nói chung và game Việt nói riêng.

Các doanh nghiệp Việt buộc phải tuyển dụng nhân sự tại các thị trường nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công game và sẵn sàng trả mức lương không tưởng để chiêu mộ nhân tài - điều này tạo ra nghịch lý khi chính người Việt trẻ vốn luôn thừa tố chất, cũng thừa đam mê để tự mình viết nên giấc mơ “make in Vietnam”.

Dạo qua các trang thông tin tuyển dụng tại Việt Nam, các công ty đang đỏ mắt tìm Lập trình game với mức lương cao ngất ngưởng lên tới 3.000 USD. Ngay lập tức cần có những chương trình đào tạo nhân sự game chuẩn quốc tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao dài hạn, tiếp đà thăng hoa cho game Việt tỏa sáng xứng tầm với tiềm năng vốn có, thậm chí vượt xa những chiến tích đã đạt được, để thực sự vươn ra “biển lớn”, chứ không chỉ dừng lại ở việc ước “ao”, mơ “hồ”, lóe sáng rồi vụt tắt trong nuối tiếc như bao tiền lệ.

Giải bài toán nhân lực: Cách nào?

Sáng 25/6, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech tổ chức Chương trình Game On: Đột kích Lập trình Game. Chương trình với sự tham gia của bà Mini Kumam - First Secretary - Đại sứ quán Ấn Độ cùng nhiều chuyên gia CNTT hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam. Giải bài toán nhân lực - tiếp đà để game Việt vươn tầm quốc tế cũng như những cơ hội - thách thức của ngành học đầy tiềm năng này chính là những nội dung cốt lõi được bàn luận trong chương trình.

2606_-_an_do_20220626082103.jpg Bà Mini Kumam – First Secretary - Đại sứ quán Ấn Độ phát biểu về việc Chính phủ Ấn Độ sẽ có những hỗ trợ phát triển đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Việt Nam trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.

Ấn Độ là một trong những quốc gia đi đầu về CNTT trên thế giới, cũng là quốc gia có những hỗ trợ rất sớm và vô cùng quan trọng cho nền CNTT tại Việt Nam. Từ những năm 1999, khi Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên để xây dựng ngành CNTT, ngay lập tức chính phủ Ấn Độ đã có những hỗ trợ quan trọng giúp Việt Nam triển khai các chương trình Đào tạo nhân lực nguồn cho ngành công nghiệp phần mềm, là tiền đề để CNTT Việt Nam đi lên với tốc độ nhanh chóng như hôm nay, thậm chí có những bước đi tắt đón đầu, điển hình là ngành Lập trình Game với những chiến tích đáng tự hào thời gian gần đây.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Mini Kumam - First Secretary - Đại sứ quán Ấn Độ đã nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết giữa 2 quốc gia trên mọi mặt trận, nhất là trong lĩnh vực CNTT. Bà phát biểu: “Lãnh sự Ấn Độ sẽ luôn luôn đồng hành cùng Aptech tại VN trong những công cuộc quan trọng, được chính phủ đặt trọng tâm điển hình như xây dựng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao”. Bà cũng dành lời khuyên cho 250 bạn trẻ yêu thích CNTT tại chương trình: “Hãy nỗ lực hết mình để trở thành những chuyên gia mà chính phủ Việt Nam kỳ vọng vào chúng ta.”

Ông Kallol Mukherjee - Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ chia sẻ “Số lượng lập trình viên game mà thị trường cần vượt xa số lượng người thiết kế game”. “Thị trường có rất ít môi trường đào tạo chuyên sâu bài bản, nhanh chóng về lập trình game. Các chương trình hiện tại chỉ dừng lại ở các khóa ngắn hạn, hoặc của những đơn vị cung cấp nhỏ lẻ. Chương trình đào tạo của Aptech mang lại sẽ đảm bảo cho các bạn bắt kịp được sự bùng nổ của thị trường game trong 20-25 năm.”

Với mong muốn góp phần giải bài toán nhân lực ngành Game, tại sự kiện, bà Mini Kumam và ông Kallol Mukherjee, cùng ông Chu Tuấn Anh - Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã cùng ấn nút ra mắt chương trình chương trình đào tạo Lập trình viên Game Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam - nơi sẽ đón đầu và chắp cánh cho các bạn trẻ có đam mê dấn thân trở thành những Game Developer.

2606_-_ra_mat_chuong_trinh_20220626082129.jpg Ra mắt chương trình chương trình đào tạo Lập trình viên Game Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Đây là chương trình đào tạo chuyên sâu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực lập trình game. Lộ trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao với các công nghệ lập trình game được các doanh nghiệp săn đón nhiều nhất, giúp học viên có kiến thức toàn diện, tự tin phát triển sự nghiệp, dễ dàng đón bắt các xu hướng lập trình game tiên tiến nhất trong xu thế bùng nổ của thị trường game toàn cầu.

Vén bức màn bí mật về sức hút ngành game đối với thế hệ số

Sinh sau đẻ muộn với xuất phát điểm đánh vào thị trường “ngách”, giờ đây “Game” vươn mình trở thành “văn hóa đại chúng”, trở thành “thức ăn, nước uống” hằng ngày của thế hệ số, thay vì chỉ là một phương tiện giải trí đơn thuần như trước đây. Không chỉ chơi game, mọi thứ liên quan tới thế giới kỳ ảo của game luôn là thứ gây tò mò, thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ gen Z - vốn là thế hệ yêu công nghệ và ưa khám phá.

Tại chương trình, ông Nguyễn Huy Dũng - giám đốc Gameloft đã trực tiếp diễn hoạt lại các bước lập trình ra game với công nghệ unity, giúp bạn trẻ hiểu được sản xuất ra một tựa game là cả một quá trình cần sự phối hợp ăn ý của rất nhiều “bộ óc”: từ bước hình thành ý tưởng, đến xây dựng cốt truyện, hình thành nhân vật và thêm thắt các yếu tố gây kích thích người chơi như: các nấc thang trình độ, các thử thách và khả năng vượt qua thử thách, sự bí ẩn cùng các công nghệ đồ họa, âm thanh cộng hưởng.

2606_-_chia_se_game_20220626082204.jpg Ông Nguyễn Huy Dũng: “Làm việc trong ngành game là một sự lựa chọn thông minh, vì đây là ngành lớn, phát triển mạnh, có tiềm năng đi sâu vào đời sống.”

Lập trình Game là mảnh đất tiềm tàng hứa hẹn đang chờ đợi người Việt trẻ khai phá, trở thành nghề thu hút các bạn trẻ nhất khi khi hội tụ đủ các yếu tố về 1 nghề nghiệp “lý tưởng”: Thời gian học ngắn; kiến thức trực quan, dễ dàng nắm bắt; công việc thú vị trong môi trường đầy cảm hứng; lương cao và được doanh nghiệp ráo riết săn đón;…

Game Việt cũng phát triển bứt phá nhiều chiến tích đáng tự hào. Đối với thị trường game Việt, việc vươn ra biển lớn không chỉ dành riêng cho những công ty, những studio lớn mà còn dành cho từng các nhân riêng biệt, chúng ta cũng đã từng có những Nguyễn Hà Đông với huyền thoại flappy bird. Điều cốt lõi nhất là ngoài đam mê, các bạn trẻ còn cần trang bị nền tảng công nghệ vững chắc.

Có thể bạn quan tâm