Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD
Tạp chí Nhịp sống số - Tuy mới phát triển nhưng doanh thu của thương mại điện tử ở Việt Nam đã đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp 5 lần so với năm 2012, trung bình tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử là hơn 20%/năm dù quy mô giao dịch chưa cao. Với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến năm 2020, thương mại điện tử

http://www.nss.vn/images/news_remote/2016/12/08/ngocanh_01_53/monitor_5-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-tren-di-dong2.jpg

Thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ di động đã mang lại những cơ hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành phân phối bán lẻ khắp toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

“Diễn đàn bán lẻ Việt Nam 2016” được Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức sáng nay (8/12) để có cái nhìn toàn cảnh về ngành dịch vụ bán lẻ dưới tác động của TMĐT và công nghệ di động.

Mua online, thanh toán bằng… tiền mặt

Ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TMĐT cho biết, tuy mới phát triển nhưng doanh thu của TMĐT ở Việt Nam đã đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp 5 lần so với năm 2012, trung bình tốc độ tăng trưởng của TMĐT là hơn 20%/năm dù quy mô giao dịch chưa cao.

Hiện Việt Nam dịch vụ bán lẻ trực tuyến vẫn duy trì với hình thức “mua trực tuyến, nhận hàng trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt”. Một phần là do hoạt động thanh toán trực tuyến chưa “song hành” khiến hoạt động TMĐT của Việt Nam “chưa hoàn thiện”.

Ông Nguyễn Thanh Hưng phản ánh, còn 90% giao dịch thanh toán bằng tiền mặt là khó khăn cho sự phát triển của TMĐT vì TMĐT cần phải có thanh toán trực tuyến.

Chỉ rõ những thách thức chính của ngành bán lẻ, ông Phạm Thành Công – Công ty Nielsen (tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu thị trường tại Việt Nam) cho rằng đó cũng là những cơ hội tiềm năng cho TMĐT cần được khai thác.

Đó là 1,3 triệu cửa hàng truyền thống, chiếm 85% doanh thu của ngành bán lẻ và hơn 65 triệu người sống ở khu vực nông thôn, đóng góp 54% tổng doanh số ngành bán lẻ.

“Đáp ứng được thị trường nông thôn, ngành bán lẻ nói chung và TMĐT nói riêng sẽ có được một bước đà quan trọng để tiệm cận những mục tiêu phát triển đã đặt ra” - Công ty Nielsen nhận định.

Với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến năm 2020 TMĐT sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. "Đây là mục tiêu tương đối cao song sẽ đạt được" - Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa. Trong đó, điểm sáng nhất của TMĐT là tiếp thị trực tuyến. Dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 1,8 tỷ USD.

Tương lai của bán lẻ sẽ là những gian hàng ảo

Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam dự báo, khoa học công nghệ luôn phát triển cho phép các nhà bán lẻ mở rộng tầm hoạt động (không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa mà còn vươn ra quốc tế), hoạt động đa kênh (online/offline) chứ không còn việc bán lẻ đơn kênh để tăng cơ hội kết nối với khách hàng.

Như kênh bán lẻ trực tuyến (online) nổi tiếng Amazon.com đã có các cửa hàng bán lẻ trực tiếp và từ 1/1/2017 dự kiến sẽ phổ cập các cửa hàng Amazon Go (người mua hàng tại cửa hàng thanh toán bằng quẹt thẻ, không cần xếp hàng thanh toán như các cửa hàng truyền thống).

Cùng với đó, điện thoại di động sẽ đóng góp to lớn và phổ biến hơn trong hoạt động mua – bán lẻ. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, nhiều nhà bán lẻ sẽ chọn giải pháp dựa vào điện toán đám mây, mua sắm qua mạng xã hội…

Ngoài ra, theo chuyên gia của Công ty Nielsen, phát triển TMĐT cần lưu ý đến việc cung cấp thông tin để người tiêu dùng có thể phân biệt giữa thông tin thực và ảo, có cảm xúc với TMĐT và dần thay thế thói quen mua sắm truyền thống bằng TMĐT.

Do đó, hình thức mua sắm ảo (cá nhân hóa những kinh nghiệm mua sắm tại cửa hàng thông qua việc sử dụng các hình ảnh 3 chiều và màn hình thực tế ảo, tạo ra những trải nghiệm mua sắm sống động) cũng sẽ là tương lai ngành bán lẻ Việt Nam thời công nghệ.

Đặc biệt, hiện TMĐT đang vướng về thanh toán trực tuyến. Song với xu hướng thanh toán tiền mặt sẽ mất dần ưu thế, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định, hoạt động thanh toán trực tuyến sẽ phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Điển hình, năm 2015 chỉ có 11 ngân hàng thì năm 2016 đã có 19 ngân hàng tham gia ngày bán hàng trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/4, tại Nhà hát Quân Đội (Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2024 với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp có tiếng trong nước. Phần mềm Kho lưu trữ tài liệu điện tử EcoECM đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các tập đoàn lớn để giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực Văn phòng số