Tốc độ Internet của Việt Nam đã ổn định

Tạp chí Nhịp sống số - Sau khi 5 tuyến cáp quang biển lần lượt gặp sự cố, các nhà mạng đã mua thêm dung lượng cáp quang, vì thế tốc độ Internet đã dần ổn định.

Cụ thể, ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng các doanh nghiệp viễn thông liên quan tìm biện pháp xử lý, đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và Internet quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông đã đàm phán để mua thêm dung lượng cáp quang trên đất liền kết nối đi quốc tế.

Nhà mạng VNPT đã bổ sung thêm cáp đất (800Gbps) và triển khai các giải pháp san tải lưu lượng giữa các hướng kết nối và các dịch vụ, phối hợp với các đối tác cung cấp để nâng cao chất lượng streaming, ưu tiên lưu lượng theo khung giờ và dịch vụ.

Được biết, VNPT bổ sung thêm dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền theo hướng quan Campuchia/Thái Lan đến Singapore và đến Hong Kong qua Trung quốc nên chất lượng truy cập Internet quốc tế của VNPT luôn đảm bảo.

Mobifone và FPT có tỷ lệ dự phòng dung lượng quốc tế tương đối tốt. Do đó, khách hàng của hai nhà mạng này không bị ảnh hưởng bởi việc đứt cáp quang.

Nhà mạng khác là Viettel cũng áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng đi quốc tế nên đảm bảo khách hàng có được dịch vụ tốt nhất trong thời điểm hiện tại.

Theo đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền giúp các nhà mạng cải thiện chất lượng dịch vụ Internet khi sự cố cáp quang biển xảy ra. Việc mua thêm dung lượng tuyến cáp đi trên đất liền là nỗ lực lớn trong xử lý sự cố, là phương án được khách hàng đánh giá cao.

Trước đó, 5 tuyến cáp quang quốc tế AAD, APG, AAE-1, IA, SMW-3 cũng liên tục gặp sự cố. Đến nay, 4/5 tuyến đã có lịch sửa chữa (chỉ còn SMW-3 là chưa có lịch khắc phục). Dự kiến, đến cuối tháng 4 kết nối Internet quốc tế của Việt Nam sẽ được khôi phục.

Có thể bạn quan tâm

Keysight Technologies vừa cùng Credo Semiconductor thiết lập một cột mốc mới khi cùng nhau phát triển một nền tảng thử nghiệm chung, có thể đo lưu lượng Ethernet lớp 2 với tốc độ đường truyền toàn phần đạt 1,6 terabit (T) đầu tiên trên thị trường.