Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Theo nội dung tờ trình, từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2023, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Từ ngày 1/1/2024, mức thu lệ phí trước bạ sẽ quay về mức cũ ở Nghị định số 10.
Theo Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 50% mức thu mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, về số thu ngân sách, việc tiếp tục thực hiện chính giảm 50% mức thu mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vào giai đoạn hiện nay thì việc tăng thu từ thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng sẽ có thể không đủ để bù đắp cho việc giảm mức thu lệ phí trước bạ. Theo đánh giá, việc giảm 50% mức thu mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước về mức thu lệ phí trước bạ khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng (trong 6 tháng đầu năm 2022, số giảm thu mức thu lệ phí trước bạ về mặt chính sách là 8.727 tỷ đồng).
Ngoài ra, việc giảm 50% mức thu mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể tác động đến cân đối thu ngân sách của các địa phương.
Tờ trình của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, việc giảm 50% mức thu mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.