Được thực hiện trong tháng Một và tháng Hai năm 2022, nghiên cứu này đã thu thập phản hồi từ hơn 1.500 nhà quản lý đóng vai trò ra quyết định và nhân viên trên toàn thế giới. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (CATBD), các thị trường được khảo sát bao gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Áp lực thị trường trở thành chất xúc tác cho các thay đổi tích cực
Gần chín trong số 10 doanh nghiệp vận hành kho hàng toàn cầu nhất trí rằng họ cần phải triển khai công nghệ mới để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế theo yêu cầu, 80% trong số đó xác nhận rằng đại dịch đã thúc đẩy họ thay đổi và hiện đại hóa nhanh hơn. Các doanh nghiệp trong khu vực CATBD cảm nhận được áp lực hiện đại hóa tương tự như các doanh nghiệp khác trên thế giới, với khoảng ba phần tư các nhà quản lý cho biết đại dịch đã thúc đẩy họ thay đổi.
Họ đã chuyển đổi định hướng và chi tiêu sang cho các công nghệ hỗ trợ tăng cường năng lực cho lực lượng lao động và tự động hóa luồng quy trình công việc. Chẳng hạn, hơn chín trong 10 doanh nghiệp vận hành kho hàng tại tất cả các khu vực, bao gồm khu vực CATBD, cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng các thiết bị đọc mã vạch dạng đeo, máy in di động và máy tính bảng công nghiệp trong một vài năm tới cùng các phần mềm đo lường di động có thể tự động hóa việc đo kích thước các bưu kiện và hộp các-tông. Ngoài ra, 27% doanh nghiệp vận hành kho hàng trên toàn cầu và trong khu vực CATBD đã triển khai công nghệ robot di động tự hành (AMR) ngay từ bây giờ. Trong 5 năm tới, dự kiến con số này sẽ lên đến 92% tại khu vực CATBD và 90% trên toàn cầu.
Vivien Tay, Giám đốc Giải pháp ngành Vận tải & Giao nhận, Zebra Technologies, cho biết: "Những đứt gãy do các sự kiện toàn cầu gần đây gây ra đã cho thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng linh hoạt và có khả năng chống chịu. Điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp vận hàng kho hàng tại CATBD đang chủ động hành động. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 84% trong số họ mong muốn tích hợp công nghệ mới để củng cố hoạt động vận hành và cơ sở hạ tầng”.
Nhân viên kho hàng đang dần thoải mái hơn với việc người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ tiên tiến. Gần một nửa (45%) nhân viên kho hàng trên toàn cầu nói rằng người sử dụng lao động đã tăng lương hoặc thưởng vì thiếu hụt nhân lực và hầu hết (82%) cảm thấy tình hình đã có những tác động tích cực. Xu hướng này được tiếp tục tại CATBD, nơi chín trong số 10 nhân viên kho hàng cảm nhận thấy viễn cảnh tích cực mặc dù chỉ 34% trong số họ cho biết chủ doanh nghiệp có tăng thù lao. Người chủ doanh nghiệp cũng đang cải thiện điều kiện làm việc bằng các phương pháp khác nhau như trang bị thêm công nghệ để sử dụng trong công việc và ứng dụng công nghệ để tạo các ca làm việc linh hoạt hơn. Trên thực tế, chín trong số 10 nhân viên kho hàng tham gia khảo sát trên toàn thế giới đồng thuận rằng tiến bộ công nghệ sẽ làm cho môi trường kho hàng hấp dẫn hơn với nhân viên, kể cả khi chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tăng vọt và áp lực về thời hạn ngày càng tăng.
Những thách thức hàng đầu của ngành kho hàng
Các nhà quản lý đang gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện đúng thời hạn đơn hàng của khách hàng so với ba năm trước, và họ đang phải nỗ lực để duy trì sự chính xác và khả năng giám sát trực quan hàng hóa trong kho. Họ cũng cho biết đơn hàng phải được giao nhanh hơn để theo kịp nền kinh tế theo yêu cầu trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng đã ảnh hưởng tới hơn 40% các doanh nghiệp vận hành kho hàng trong các ngành sản xuất, vận tải, phân phối bán sỉ, giao nhận (logistics) và bán lẻ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì những người tham gia khảo sát cho biết khối lượng giao hàng của họ đã tăng trung bình 20% trong vòng hai năm qua.
Cũng giống như nhân viên, các doanh nghiệp vận hành kho hàng đang coi những thách thức này là chất xúc tác cho thay đổi và tăng trưởng. Từ nay tới năm 2025, hơn 8 trong số 10 doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng các loại mặt hàng lưu kho (SKU) và lượng các mặt hàng được vận chuyển. Các doanh nghiệp này cũng có kế hoạch mở rộng các cơ sở quản lý hoàn trả, cung cấp thêm dịch vụ giá trị gia tăng và tăng cường sự hiện diện trực tiếp khi số lượng cũng như kích thước của các kho hàng đều tăng.
Trong khi 61% doanh nghiệp vận hành kho hàng toàn cầu mong muốn tăng số lượng nhân viên trong năm tới để đảm bảo lực lượng lao động, họ cũng cho biết việc tìm kiếm (55%) và đào tạo (54%) nhân viên kịp thời vẫn còn là những thách thức lớn. Đặc biệt tại khu vực CATBD, nơi 53% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng nhân công và 59% gặp khó khăn trong đào tạo. Vì vậy, hơn tám trong số 10 nhà quản lý trên thế giới rằng trong tương lai họ sẽ phải trông cậy nhiều hơn vào công nghệ tự động hóa.
Cân đối cán cân: tăng cường năng lực cho lực lượng lao động bằng tự động hóa
Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp vận hành kho hàng sử dụng robot AMR nhằm mục tiêu lấy hàng giúp nhân viên (P2G: person-to-goods picking), vận chuyển vật liệu và các loại hàng hóa khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp sẽ đầu tư vào phần mềm giúp tự động hóa phân tích và ra quyết định. Tại khu vực CATBD, 95% các nhà quản lý cho biết họ mong muốn đầu tư vào phần mềm này để nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như giảm chi phí nhân công. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với trung bình toàn cầu (94%).
Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam, chia sẻ: “Thời gian đào tạo nhân viên trung bình để họ có thể làm việc đầy đủ là 4,7 tuần. Như vậy, 51% các nhà quản lý trên toàn cầu và 56% tại khu vực CATBD cảm nhận rằng các dự án quan trọng nhất về nhân công phải nhằm mục tiêu loại bỏ các tác vụ không cần thiết để họ có thể tập trung vào các công việc phục vụ khách hàng và sử dụng hiệu quả hơn lực lượng lao động. Đầu tư vào công nghệ kho hàng phù hợp như các giải pháp nhãn cảm biến nhiệt (printable indicators), đầu đọc RFID cố định FX7500 & FX9600, dòng máy quét mã vạch DS36XX mà thiết bị kiểm kho cầm tay MC27, MC33 & MC93, sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng mở rộng quy mô kho hàng và đáp ứng nền kinh tế theo yêu cầu."
Hài lòng với công việc - và Giữ chân nhân viên - những sản phẩm phụ của tự động hóa
Khi các doanh nghiệp vận hành kho hàng tăng cường mức độ tự động hóa, có ý kiến cho rằng có những nghề nghiệp có thể bị biến mất. Mặc dù vậy, những người tham gia nghiên cứu tin rằng tự động hóa sẽ giúp bảo đảm công việc cho nhiều người hơn và thực hiện những công việc chưa có người làm. Gần tám trong số 10 nhân viên kho hàng trong khu vực CATBD (79%) và trên toàn cầu (78%) nói rằng giảm được một vài dặm trong lộ trình đi lại hàng ngày sẽ giúp họ thích thú hơn với công việc, kể cả khi họ phải lấy và xử lý nhiều hạng mục hàng hóa hơn. Đồng thời nhiều người tin tưởng chắc chắn rằng robot AMR có thể giúp giảm áp lực cho các công việc trong kho hàng.
Các nhà quản lý cần lưu ý: chỉ 36% người tham gia khảo sát trong khu vực CATBD và 41% trên toàn cầu hoàn toàn đồng ý rằng ứng dụng các công nghệ kho hàng như công nghệ robot và các thiết bị có thể thu hút và giữ chân nhân công, mặc dù hầu hết là nhân viên kho hàng:
- những người hiện làm việc cùng với robot AMR xác nhận rằng robot giúp họ tăng năng suất lao động và giảm thời gian đi lại/di chuyển (83%), giảm sai lỗi (73%) và tạo ra cơ hội thay đổi vị trí công việc hay thăng tiến (65%).
- cho rằng họ mong muốn làm việc cho doanh nghiệp mà có trang bị cho họ các thiết bị hiện đại để sử dụng trong công việc nhiều hơn so với những đơn vị chỉ trang bị các thiết bị cũ hoặc không trang bị (83%)
"Tự động hóa là một nhân tố tuyệt vời để tạo công bằng, đặc biệt khi thiếu nhân công hay trong các giai đoạn nhu cầu tăng bất thường hay mùa cao điểm khi việc nhanh chóng bổ sung nhân công gặp nhiều khó khăn. Một điểm thú vị là tại thời điểm này, nhân viên cảm nhận được điều đó tốt hơn các doanh nghiệp vận hành kho hàng, khiến cho việc tăng cường năng lực cho lực lượng lao động trong môi trường kho hàng trở thành một điều kiện kinh doanh bắt buộc." bà Tay cho biết thêm.
Viễn cảnh 5 năm về công nghệ trong vận hành kho hàng
Trên toàn cầu, 85% các nhà quản lý cho biết đã triển khai các công nghệ di động để nhân viên trên tuyến đầu có thể nắm bắt được mọi chuyển động của hàng hóa trong kho và giúp họ tối ưu hóa việc sử dụng các thiết bị cho phù hợp với nhiệm vụ, đảm bảo an toàn và duy trì tính công thái học. Tuy nhiên, nhiều nhân viên kho hàng (84%) và các nhà quản lý (79%) lo lắng về việc không đạt được các mục tiêu kinh doanh nếu không có đầu tư công nghệ để cải thiện hoạt động vận hành, trong đó nhân viên kho hàng trong các ngành vận tải (92%) và logistics (88%) là những người có nhu cầu này cao nhất.
Kết quả là hơn sáu trong số 10 nhà quản lý cho biết trong vòng 5 năm tới họ sẽ đầu tư vào công nghệ để tăng cường khả giám sát trực quan hàng hóa và tài sản trong kho hàng cũng như trên toàn chuỗi cung ứng.
Chín trong số 10 người tham gia khảo sát cho rằng, các công nghệ ứng dụng cảm biến như nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), thị giác máy tính, công nghệ quét công nghiệp cố định và các hệ thống thị giác máy sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong vòng 5 năm tới. Khi các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng giám sát trực quan, cung cấp hướng dẫn theo thời gian thực và nâng cao hiệu quả dựa trên dữ liệu, họ sẽ tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động nhóm và sử dụng tốt hơn tài sản, thiết bị và con người, giúp cải thiện sức khỏe của nhân công và năng lực cạnh tranh chung trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận hành kho hàng phải quan tâm hơn nữa về cách thức triển khai và tích hợp công nghệ trong quá trình số hóa luồng quy trình công việc và mở rộng các hệ thống. Tuân thủ lộ trình theo giai đoạn là điều kiện then chốt để bảo đảm sự trưởng thành bền vững và chắc chắn.