Viettel đóng góp gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích của Đề án 06

Viettel đóng góp gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích của Đề án 06
Tạp chí Nhịp sống số - Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06, Viettel đã trình diễn mô hình hạ tầng Công nghệ Thông tin (CNTT) hoàn chỉnh cho các tỉnh, thành phố gắn với Chính phủ số, Chuyển đổi số và Đô thị thông minh

Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, có phần triển lãm các mô hình, sản phẩm ứng dụng triển khai Đề án 06. Là đơn vị có kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai chuyển đổi số quốc gia nhiều năm, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang đến triển lãm mô hình hạ tầng Công nghệ Thông tin (CNTT) hoàn chỉnh cho các tỉnh, thành phố gắn với Chính phủ số, Chuyển đổi số và Đô thị thông minh. Bộ sản phẩm này là một mô hình chuyển đổi số chuẩn mà các địa phương có thể tham khảo để áp dụng trên địa bàn.

Hạ tầng CNTT theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0

Đại diện Viettel cho biết, mô hình hạ tầng CNTT của Viettel có điểm đặc biệt là được thiết kế theo kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, quy định và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng... liên quan đến xây dựng Chính quyền số, Chuyển đổi số và Đô thị thông minh của các địa phương.

Viettel đóng góp gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích của Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian hàng Viettel

Điểm nổi bật tiếp theo là mô hình được thiết kế, chỉ rõ thành nhiều lớp và nhiều nhóm giải pháp, ứng dụng phổ biến, tiêu biểu mà các địa phương có thể tham khảo, chọn lựa và áp dụng cho địa phương mình. Cụ thể các lớp thu thập dữ liệu, kết nối mạng, tính toán lưu trữ, hỗ trợ dữ liệu và dịch vụ và lớp ứng dụng. Xuyên suốt bên cạnh là các hệ thống an toàn thông tin, bảo trì hoạt động, hạ tầng xây dựng, định vị và định danh.

30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích của Đề án 06

Ngoài ra, Viettel cũng mang đến gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích theo Đề án 06: Nhóm tiện ích phục vụ thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; Nhóm tiện ích phát triển kinh tế xã hội; Nhóm tiện ích phục vụ công dân số; Nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư và Nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung.

Cụ thể, ở nhóm tiện ích phục vụ thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến, Viettel tham gia triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, triển khai ứng dụng tự động hoá Trung tâm hành chính công và xây dựng dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy, cùng với đó là sử dụng chứng thực điện tử có kết nối với CSDL dân cư. Giúp cắt giảm các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Ở nhóm tiện ích phát triển kinh tế xã hội, Viettel tiến hành nghiên cứu và áp dụng mã QR trên thẻ CCCD và VNeID trong các ứng dụng khám chữa bệnh, thanh toán bằng CCCD gắn chip và dịch vụ tài chính số. Điều này giúp tăng cường tính bảo mật và tiện lợi trong các giao dịch hàng ngày.

Ở nhóm tiện ích phục vụ công dân số, Viettel sẽ Triển khai tích hợp các hệ thống quản lý nhà trường, học tập trực tuyến (K12Online), Sổ sức khỏe điện tử, hệ thống quản lý chương trình an sinh xã hội trên VNeID. 

Ở nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư, Viettel xây dựng các giải pháp nhằm đồng bộ hóa CSDL quốc gia, tích hợp với CSDL dân cư và VNeID... giúp tạo ra một hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả, từ đó góp phần làm giàu thêm dữ liệu về người dân.

Ở nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung, Viettel triển khai trung tâm điều hành thông minh IOC giúp lãnh đạo các cấp ra quyết định dựa trên dữ liệu, số liệu trên thời gian thực, giảm thời gian thống kê, báo cáo. Trung tâm điều hành thông minh đóng vai trò là Bộ não tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu. Đồng thời áp dụng các nền tảng Phân tích và xử lý dữ liệu (VIettel DMP) để phân tích, đưa ra các báo cáo, cảnh báo phục vụ đắc lực cho lãnh đạo trong việc ra quyết định, chỉ huy các hoạt động của thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thu hút & giữ chân người dùng trên ứng dụng - ACCESSTRADE Partnership Platform vừa được vinh danh với giải thưởng Sao Khuê trong lĩnh vực Đổi mới sáng tạo. Đây là lần thứ 3 liên tiếp ACCESSTRADE ghi dấu ấn tại giải thưởng danh giá này. Nhờ giải pháp này, ACCESSTRADE đã hỗ trợ thành công nhiều ngân hàng nói riêng & doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung gia tăng tỷ lệ giữ chân người dùng trên ứng dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững.