Xây dựng Học đường 4.0: Giải những "bài toán" cho ngành Giáo dục Thủ đô

Xây dựng Học đường 4.0: Giải những
Tạp chí Nhịp sống số - Để thực hiện chuyển đổi số (CĐS), ngành Giáo dục & Đào tạo Hà Nội vẫn đang gặp phải không ít "bài toán" khó: Năng lực ứng dụng CNTT còn hạn chế; Sự liên kết giữa các nguồn lực CNTT, CĐS còn yếu...

Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo & Triển lãm: Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (EDU4.0 K-12), diễn ra hôm nay 14/04/2021 tại Hà Nội, do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với BHub Group cùng Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.  Sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày Hội CNTT ngành Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hà Nội lần thứ V - năm 2021, với chủ đề "Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng giáo dục thông minh".  

Đến nay, chuyển đổi số đã được xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây của ngành GD-ĐT. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, vẫn còn tồn tại những vấn đề như: Năng lực trong thực thi ứng dụng công  nghệ thông tin còn hạn chế; Sự liên kết giữa các nguồn lực CNTT, chuyển đổi số còn yếu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) trong đổi mới công tác quản lý, dạy và học tại các trường học chưa tiếp cận tới cấp độ thực thi... 

Trong bối cảnh đó, Hội thảo & Triển lãm: Chuyển đổi số trong Giáo dục và Giáo dục Đào tạo năm nay kỳ vọng sẽ đem đến cho cộng đồng và khách tham dự cái nhìn toàn cảnh về thực trạng thực thi chuyển đổi số trong Giáo dục Phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

Theo bà Bùi Thị Thu Trang - CEO BHub Group, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo là  hướng đến khả năng tiếp cận không giới hạn của người học đối với Giáo dục. 

"EDU4.0 K-12 được tạo ra nhằm nhằm mang tới cơ hội để các cơ sở giáo dục trong khu vực và các đơn vị cung cấp giải pháp, nền tảng công nghệ giáo dục cùng kết nối, chia sẻ các thông tin về mô hình Giáo dục 4.0, mức độ đầu tư, ứng dụng phù hợp năng lực trong thực thi phục vụ việc hiện thực hóa chuyển đổi số Giáo dục”, bà Trang cho biết. 

Đồng quan điểm, ông Tào Đức Nam - giám đốc kinh doanh Tập đoàn CMC CMS nhấn mạnh: “Giải pháp Giáo dục chuyển đổi số cần đến từ lớp học thông minh nhằm kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của học sinh. Giáo dục cần kết hợp với công nghệ, mang đến sự tương tác, tính thực tế tối ưu giữa người dạy và người học. Bởi vậy, CMC CMS đã và đang xây dựng hệ sinh thái thông minh kết hợp với các sản phẩm công nghệ thông minh, ví dụ như màn hình tương tác kỹ thuật số Samsung Flip mà hôm nay chúng tôi mang đến sự kiện”. 

Để giải quyết bài toán khơi gợi sự tò mò khám phá khoa học và giáo dục, trưởng bộ phận Bizfly Web Solution - ông Nguyễn Hữu Dũng đã đưa ra giải đáp thông qua giải pháp Bizfly xây dựng dành riêng cho khối Giáo dục như: nền tảng hạ tầng cho trường học như Cloud Server, hệ thống lưu trữ dữ liệu, tổng đài,...; các giải pháp làm tăng tương tác giữa phụ huynh học sinh với nhà trường như Bizfly Chat, Bizfly Email; quản lý thông tin học sinh ưu việt và hỗ trợ cộng tác tuyển sinh có giải pháp Bizfly CRM,... 

Bên lề hội thảo: Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, triển lãm Ngày hội Công nghệ Thông tin ngành Giáo dục - Đào tạo, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Công nghệ thông tin đi đầu trong lĩnh vực giáo dục như BizFly, Vioedu, Mobiedu,... Chương trình phát triển năng lực tư duy và kỹ năng thời 4.0 như CMC CMS, Elite,.... 

Sự kiện  nhận được sự quan tâm đặc biệt đến từ các Trường học và Tổ chức Giáo dục quốc tế như: Cơ quan giáo dục New Zealand ENZ (Education New Zealand - cơ quan trực thuộc chính phủ New Zealand hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc tế), Đại học Auckland (UoA), Wellington...

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định vị thế tiên phong trong các xu hướng công nghệ và dẫn dắt chuyển đổi số trong giáo dục, Khaothi.Online và VioEdu là hai giải pháp “Made by FPT IS” được vinh danh tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024.