Theo ông Anand Sanghi, các khách hàng của
Theo đại diện này của Emerson Network Power, có 5 xu thế đáng chú ý đối đang định hình bối cảnh của TTDL trong năm 2016 và tương lai.
Điện toán đám mây trở nên phức tạp hơn
Hầu hết các tổ chức hiện nay đều đang sử dụng điện toán đám mây (ĐTĐM) ở mức độ nhất định. Quá trình phát triển từ phần mềm dịch vụ (SaaS) sang các môi trường đám mây "lai" thực sự, trong đó các dịch vụ ĐTĐM được sử dụng để mang đến sự linh hoạt hơn cho các môi trường truyền thống, vẫn tiếp tục phát triển khi ngày càng có thêm nhiều tổ chức chuyển sang kiến trúc 2 mode.
Nghiên cứu mới nhất về hiệu quả sử dụng tài nguyên máy chủ được tiến hành bởi Jonathan Koomey (Đại học Stanford) và Jon Taylor (từ Anthesis Group), cho thấy: trung bình các máy chủ trong TTDL của doanh nghiệp chỉ cung cấp từ 5% đến 15% công suất tính toán tối đa trong vòng một năm. Ngoài ra, 30% các máy chủ vật lý đang ở trạng thái "ngủ đông", nghĩa là không cung cấp các dịch vụ điện toán trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn.
Việc phải xác định và loại bỏ những máy chủ ngủ đông là một bước đi cần thiết để kiểm soát mức độ tiêu thụ năng lượng; tuy nhiên, tiềm năng để phần dung lượng chưa được sử dụng của TTDL trở thành một phần của mô hình ĐTĐM phân tán, như một dịch vụ được chia sẻ, cũng sẽ được khám phá, cho phép các TTDL của doanh nghiệp có thể bán dung lượng dư thừa ra thị trường tự do.
Kiến trúc có vai trò quan trọng hơn công nghệ
Các nhà khai thác TTDL đang ngày càng ít tập trung hơn vào công nghệ mà tập trung nhiều hơn vào những kiến trúc mà tại đó các công nghệ này được triển khai.
“Ngày càng có nhiều khách hàng (những tổ chức mà trước đây sẽ mặc định sử dụng các kiến trúc cấp nguồn Tier 3 hoặc Tier 4) đến với chúng tôi và yêu cầu hỗ trợ xác định một kiến trúc phù hợp cho môi trường của họ,” ông Peter Panfil, Phó Chủ tịch Bộ phận Năng lượng Toàn cầu của Emerson Network Power phát biểu.
Các TTDL đang tìm kiếm một ngôn ngữ chung
IoT sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các kiến trúc của TTDL trong tương lai bằng cách gia tăng khối lượng dữ liệu cần được xử lý, mà còn thay đổi chức năng quản lý TTDL - thậm chí là sớm hơn cả thay đổi kiến trúc TTDL.
Các TTDL hiện nay bao gồm hàng nghìn thiết bị hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả IPMI, SNMP và Mod Bus. Điều này tạo ra những khác biệt giữa các hệ thống và hạn chế khả năng quản lý chúng một cách thống nhất. Hạn chế đó sẽ biến mất khi Redfish, một bảng đặc tả kỹ thuật của các hệ thống mở dành cho trung tâm dữ liệu và quản trị hệ thống được phát triển bởi Emerson Network Power, Intel, Dell và HP được sử dụng rộng rãi.
Redfish sẽ tạo ra kết nối giữa các hệ thống trung tâm dữ liệu, cho phép đạt được những cấp độ mới về khả năng hiển thị, kiểm soát và tự động hóa. Việc ứng dụng Redfish sẽ giúp hình thành nên những thông lệ tối ưu cho việc sử dụng IoT hiệu quả trong các ứng dụng khác.
Trách nhiệm xã hội được quan tâm nhiều hơn
Hiệu suất đã luôn được chú trọng đến ít nhất là từ năm 2007, nhưng trọng tâm vẫn là hiệu quả tài chính. Giờ đây, khi các tổ chức đang nâng cao nhận thức về hiệu quả sử dụng năng lượng trong TTDL, một số doanh nghiệp đang chuyển dịch trọng tâm từ hiệu suất sang tính bền vững và xem xét các TTDL của họ dựa trên những vấn đề về trách nhiệm xã hội.
Các hoạt động của TTDL - bao gồm cả mức độ bức xạ khí nhà kính, sử dụng năng lượng thay thế và loại bỏ thiết bị đã qua sử dụng - được bao hàm trong những tuyên bố về trách nhiệm xã hội của các công ty, tạo ra áp lực lớn hơn đối với việc phải đạt được những tiến bộ trong những lĩnh vực này. Ảnh hưởng của xu thế này sẽ không chỉ giới hạn ở những quyết định về công nghệ được sử dụng tại chỗ. Nghĩa là, báo cáo phải bao gồm toàn bộ hệ sinh thái TTDL, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ cùng vị trí và các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM.
TTDL lân cận sẽ cùng tham gia
Sự phát triển về mức độ tiêu thụ nội dung số và thu thập dữ liệu đang đặt ra những thách thức đối với mô hình TTDL tập trung. Mặc dù các TTDL lớn sẽ tiếp tục cung cấp phần lớn năng lực tính toán, chúng sẽ ngày càng được hỗ trợ nhiều hơn bởi các trung tâm dữ liệu lân cận, với khả năng cung cấp những nội dung và ứng dụng có độ trễ thấp cho người dùng hoặc hoạt động xử lý dữ liệu cũng như lô-gic cho các mạng IoT.
“Tâm điểm của tất cả những xu thế này là nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về tốc độ, độ linh hoạt, hiệu suất và tính bền vững trong trung tâm dữ liệu nhằm bắt kịp với những công nghệ đột phá, trong khi vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh”, ông Sanghi nhấn mạnh.