Theo nghiên cứu mới nhất về Mức độ sẵn sàng áp dụng Trí tuệ Nhân tạo mà Ciscohttps://nss.vn/hashtag/tri-tue-nhan-tao-569.htm vừa công bố, chỉ 27% các tổ chức ở Việt Nam trong tâm thế hoàn toàn sẵn sàng để triển khai và áp dụng Trí tuệ Nhân tạo AI. Cùng đó, 84% tổ chức bày tỏ sự quan ngại về tác động của vấn đề này tới việc kinh doanh nếu họ tiếp tục ở thế bị động trong 12 tháng tới
Bao nhiêu doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng trí tuệ nhân tạo?
Theo Chỉ số Sẵn sàng AI (AI Readiness Index) mà Cisco vừa công bố, chỉ có 27% các tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sẵn sàng triển khai và khai thác các công nghệ được hỗ trợ bởi Trí tuệ Nhân tạo (AI).
Chỉ số này được đưa ra từ khảo sát trên 8.000 công ty toàn cầu, được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu áp dụng AI ngày một tăng cao, một biến đổi đột phá tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.
Báo cáo này nhấn mạnh sự chuẩn bị của các công ty trong việc triển khai và áp dụng AI, đồng thời, chỉ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trên các trụ cột và cơ sở kinh doanh chủ chốt có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng trong tương lai gần.
Theo đó, 92% người tham gia khảo sát cho rằng AI sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ, nhưng cũng mang đến những vấn đề mới về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Những phát hiện từ Chỉ số này cho thấy rằng thách thức mà các công ty gặp nhiều nhất là tận dụng AI trên dữ liệu. Trên thực tế, tới 68% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng điều này là do dữ liệu tồn tại trong các bộ phận lưu trữ trong tổ chức.
Tuy nhiên, kết quả từ Chỉ số áp dụng Trí tuệ Nhân tạo cũng chỉ ra những tín hiệu tích cực về sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam để chuẩn bị cho một tương lai tập trung vào AI. Khi nói đến việc xây dựng chiến lược AI, 99% tổ chức đang có một chiến lược rõ ràng nhằm triển khai AI hoặc đang lên kế hoạch phát triển. Hơn 8 trong số 10 tổ chức (87%) được phân loại là Pacesetters hoặc Chasers (đã chuẩn bị/chuẩn bị ở mức độ trung bình), chỉ có 2% thuộc phân loại Laggards (không chuẩn bị). Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo cấp cao và nhà quản lý CNTT đã chú ý đến việc áp dụng AI. 99% người được hỏi cho biết mức độ cấp thiết phải triển khai công nghệ AI trong tổ chức của họ đã tăng lên trong sáu tháng qua, trong đó cơ sở hạ tầng CNTT và an ninh mạng được cho là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để triển khai AI.
Bà Liz Centoni - Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành Ứng dụng và Chiến lược của Cisco - nhận định: "Khi các công ty áp dụng Trí tuệ Nhân tạo, họ nên biết lĩnh vực nào cần đầu tư để đảm bảo cơ sở hạ tầng của họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho khối lượng công việc của AI. Các tổ chức cũng cần nắm bắt bối cảnh sử dụng AI để đảm bảo hiệu quả đầu tư (ROI), bảo mật và đặc biệt là sử dụng một cách có trách nhiệm".
Tầm quan trọng của dữ liệu "sẵn sàng cho AI"
Theo Nghiên cứu, các công ty có tối đa một năm để áp dụng trí tuệ nhân tạo trước khi bắt đầu nhận thấy những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Có đến 84% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng họ chỉ có 1 năm để thực hiện chiến lược AI trước khi doanh nghiệp bắt đầu chịu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
Cùng đó, bước đầu tiên là hoạch định Chiến lược, 87% tổ chức được xếp hạng là Pacesetters (chuẩn bị đầy đủ) hoặc Chasers (chuẩn bị mức độ trung bình), và chỉ có 2% được xác định là Laggards (không chuẩn bị). Ngoài ra, 99% tổ chức đã có sẵn chiến lược AI rõ ràng hoặc đang trong quá trình phát triển.
Bước tiếp theo chính là việc chuẩn bị Hạ tầng. Có đến 95% doanh nghiệp trên toàn cầu nhận ra rằng AI sẽ gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng. Nhưng ở Việt Nam chỉ có 40% tổ chức cho rằng cơ sở hạ tầng của họ có khả năng mở rộng hơn; 60% người tham gia khảo sát cho biết họ bị hạn chế hoặc không có khả năng mở rộng khi phải đối mặt với những thách thức AI mới trong cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại. Để đáp ứng được nhu cầu điện toán và sức mạnh AI ngày càng tăng, 53% công ty sẽ cần thêm bộ xử lý đồ họa (GPUs) của trung tâm dữ liệu để hỗ trợ khối công việc AI trong tương lai.
Một vấn đề quan trọng không kém chính là nguồn dữ liệu “sẵn sàng cho AI”. Mặc dù dữ liệu là “xương sống” và đóng vai trò cần thiết cho các hoạt động của AI, nhưng đây cũng là lĩnh vực có mức độ sẵn sàng thấp nhất với 12% Laggards. 68% người được hỏi cho rằng bộ phận lưu trữ và dữ liệu trong tổ chức của họ đã bị phân mảnh ở một mức độ nào đó. Điều này đặt ra một thách thức quan trọng, bởi sự phức tạp của việc tích hợp dữ liệu ở nhiều nguồn khác nhau và việc cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng AI có thể ảnh hưởng đến khả năng tận dụng toàn bộ tính năng của ứng dụng này.
Nhu cầu về kỹ năng AI cho thấy khoảng cách kỹ thuật số thời đại mới. 93% hội đồng quản trị và 94% nhóm lãnh đạo mong muốn đón nhận những thay đổi do AI mang lại. Chỉ có 8% quản lý cấp trung còn hạn chế trong việc tiếp cận AI và gần 1/5 (20%) tổ chức báo cáo rằng nhân viên bị hạn chế trong việc sẵn sàng hoặc hoàn toàn không muốn áp dụng AI.
Nhu cầu về kỹ năng AI cho thấy khoảng cách kỹ thuật số trong thời đại mới, với 96% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang có kế hoạch đầu tư nâng cao kỹ năng cho nhân viên, 8% thì bày tỏ sự quan ngại về sự thiếu hụt nhân tài để đào tạo kỹ năng.
Trong 6 lĩnh vực được khảo sát về mức độ sẵn sàng áp dụng trí tuệ nhân tạo, Văn hóa có số lượng Pacesetters thấp nhất (21%) so với các lĩnh vực khác. Chủ yếu là do 2% công ty chưa thay đổi kế hoạch quản lý, 64% công ty thì vẫn đang trong quá trình thực hiện. Các nhân sự cấp cao C-level là những người dễ tiếp cận những thay đổi về AI trong nội bộ, và phải đi đầu trong việc phát triển các kế hoạch toàn diện cũng như truyền đạt một cách rõ ràng cho quản lý cấp trung và những nhân viên còn bị hạn chế tiếp cận. Nhưng bên cạnh đó, hơn 8/10 (87%) cho biết tổ chức của họ đang áp dụng Trí tuệ nhân tạo AI ở mức độ từ trung bình đến cao.