Chuyển đổi số - mỗi ngân hàng một "kịch bản"

Chuyển đổi số - mỗi ngân hàng một
Tạp chí Nhịp sống số - Với các ngân hàng, việc dịch chuyển lên đám mây nói riêng và chuyển đổi số nói chung sẽ gặp phải nhiều khó khăn và rào cản về luật, về nhân sự và khả năng thích ứng của hệ thống quản lý hiện tại.

Đó là nhận định được ông Đoàn Đăng Khoa - Phó Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud - đưa ra tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam 2020. Theo đó, ông Khoa cho rằng, với những thế mạnh và nguồn lực riêng, mỗi ngân hàng cần có một kịch bản để thực hiện việc dịch chuyển lên đám mây nói riêng và chuyển đổi số nói chung thành công. 

Nhịp Sống Số đã có cuộc phỏng vấn ông Đoàn Đăng Khoa về vấn đề này. 

Trong xu hướng dịch chuyển đổi số và sử dụng điện toán đám mây, các ngân hàng cần lưu ý những vấn đề gì?

Theo thống kê gần đây của Ngân hàng Nhà nước, có đến 94% các ngân hàng ở việt Nam đầu tư vào việc triển khai, hoặc nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi số với nhiều mức độ khác nhau, tập trung vào việc chuyển đổi ngân hàng hiện hữu sang một mô hình vận hành số với trọng tâm ứng dụng các công nghệ Trí tuệ Nhân tạo, Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn... 

Các công nghệ này mở ra khả năng giúp các ngân hàng đảm bảo tính sẵn sàng, liên tục, linh hoạt trong hoạt động doanh nghiệp, cắt giảm chi phí vận hành và đầu tư mua sắm hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt, công nghệ Điện toán đám mây nổi lên và đã chứng minh được ưu thế vượt trội trong giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch, là phương thức giúp doanh nghiệp chuyển mình trong giai đoạn “bình thường mới”, vững tin phát triển trong mọi hoàn cảnh, hay những thay đổi điều kiện kinh doanh trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên việc dịch chuyển lên Cloud nói riêng và chuyển đổi số nói chung không phải là dễ, thậm chí nhiều khó khăn và rào cản về luật, về con người và khả năng thích ứng của hệ thống quản lý hiện tại. Do đó, các Ngân hàng cần nhận thức rõ và lên kịch bản cho những thay đổi về quản trị, đồng thời lựa chọn chính xác đơn vị cung cấp uy tín, có kinh nghiệm hợp tác với Ngân hàng đặc biệt là các nhà cung cấp nội địa với thế mạnh về hỗ trợ và dịch vụ.

Ông có khuyến nghị gì cho các ngân hàng trong quá việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng?

Đầu tiên, các ngân hàng Việt Nam cần có một chiến lược rõ ràng, cụ thể cho việc ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, đặc biệt các tổ chức ngân hàng cần đảm bảo các quy định về bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam cần có chiến lược đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin với nền tảng các kênh giao tiếp với khách hàng và giao dịch hiện đại với kiến trúc linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với xu thế số hóa hệ sinh thái ngân hàng. Thứ ba là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc vận hành và quản lý các ứng dụng AI đảm bảo cả ba yếu tố về hiểu biết đặc thù ngành nghề, kỹ năng về Trí tuệ Nhân tạo, kỹ năng ngoại ngữ.

Ông đánh giá thế nào về tốc độ và thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng nói chung và sự chuyển dịch sang cloud của các ngân hàng nói riêng?

Ngân hàng – Tài chính là ngành có tốc độ và mức độ chuyển đổi số cao với 59% ngân hàng đang triển khai chuyển đổi số, các ngân hàng và định chế tài chính đã tập trung phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ số, hướng tới việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Với lợi thế nguồn lực sẵn có, các doanh nghiệp ngân hàng đang và sẽ là ngọn cờ tiên phong trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Riêng về sự dịch chuyển sang điện toán đám mây trong ngành ngân hàng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay có đến hơn 80% số doanh nghiệp ngân hàng tại Việt Nam triển khai điện toán đám mây với cả ba mô hình về Hạ tầng, Nền tảng và Dịch vụ. Tuy nhiên với đặc thù ngành cần mức độ bảo mật rất cao nên xu thế chung các ngân hàng sẽ dịch chuyển những bộ phận không thuộc nghiệp vụ lõi ngân hàng “lên mây” trước. Đây là bước giúp ngân hàng vừa trải nghiệm và đánh giá tổng thể về điện toán đám mây để có kế hoạch triển khai dịch vụ lâu

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.