Công nghệ "đeo bám" người dùng trong thế giới số

Công nghệ
Tạp chí Nhịp sống số - Các sản phẩm số hiện nay đang sử dụng một phương pháp giữ chân người dùng được gọi là "growth hacking". Và theo kết quả thống kê trên trang web, đời sống số đang tiếp tục níu giữ chúng ta với nội dung số vô tận. Các hãng công nghệ thường cố tình thiết kế chức năng này. Nó ảnh hưởng như thế nào đến

Instagram, công nghệ và cuộc sống, hành vi người dùng, tâm lý khách hàng, chức năng tải và chia sẻ ảnh, giữ chân người dùng, growth hacking, The Network Effect,

Greg Hochmuth là một trong những kỹ sư phần mềm đầu tiên được tuyển vào làm tại Instagram. Ông đã làm việc trong một nhóm từ năm 2012, phát triển ứng dụng Android đầu tiên của dịch vụ mạng xã hội chia sẻ hình ảnh này. Chỉ trong 24h sau khi ra mắt, ứng dụng Instagram đã có tới hơn một triệu lượt tải.

Tuy nhiên, Hochmuth cuối cùng cũng có một kết luận rằng các chức năng được ưa thích của nền tảng này – các chức năng cho phép người dùng tải và chia sẻ ảnh liên lục – cũng có những mặt trái.

Hiệu ứng The Network Effect

Theo ông, các chức năng làm cho ứng dụng được ưa thích cũng đang làm người dùng mất tập trung. Và khi càng trở nên phổ biến, chúng sẽ càng trở nên thú vị trong mắt người dùng – một hiện tượng có tên “The Network Effect”.

“Một khi bắt đầu sử dụng, hiệu ứng này sẽ bắt đầu hoạt động và người dùng sẽ thấy quá nhiều nội dung. Họ sẽ mãi tiếp tục sử dụng dịch vụ. Ví dụ với Instagram, họ sẽ luôn có những hashtag mới để khám phá”, theo ông Hochmuth, người đã rời Instagram vào năm ngoái để mở một công ty tư vấn dữ liệu.

“Sau đó ứng dụng này sẽ chiếm trọn toàn bộ thời gian người dùng như một vật ký sinh, và con người có thể bị ám ảnh bởi nó”.

Hiện tại, Hochmuth và Johnathan Harris, một nghệ sĩ kiêm khoa học máy tính đã hợp tác nghiên cứu một dự án khám phá về ảnh hưởng của các nền tảng số tương tự tới tâm lý con người. Mang tên “Network Effect”, trang web này sẽ mời người dùng xem qua một loạt video hoặc tệp tin âm thanh về những hành vi của con người.

Không như các ứng dụng hướng dẫn nấu ăn hay truyền tải nhạc số có thể mang tới cảm giác dễ chịu cho não bộ, trang này gồm những nội dung không mang tính giải trí, thậm chí có phần khó chịu.

Ngoài ra, để chứng tỏ tính tự nguyện của những người tham gia, trang này sẽ tự động tắt sau vài phút, và sẽ cấm truy cập trong vòng 24 giờ. “Điểm cuối cùng sẽ khiến người dùng phản chiếu”, theo ông Hochmuth. “Liệu người dùng có tiếp tục muốn xem những video này và trở nên ám ảnh? Hay họ sẽ bỏ cuộc?”

Như kết quả thống kê trên trang web, đời sống số đang tiếp tục giữ chân người dùng với nội dung số vô tận. Các hãng công nghệ thường cố tình thiết kế chức năng này.

Facebook sẽ có một Bảng Tin "vô đáy", Netflix sẽ tiếp tục chiếu tập phim tiếp theo sau 10 giây, Tinder sẽ gợi ý người dùng xem thêm một trang thông tin nữa để tìm người bạn đời lý tưởng.

Ngoài ra, còn có những thông báo và lời nhắc – một người bạn “Like” một bức ảnh, một người đồng nghiệp muốn kết bạn trên LinkedIn, một lời mời chờ phản hồi – những thông báo mang tới những cảm giác bắt buộc giao tiếp xã hội. Người dùng sẽ tự huyễn bản thân mà quên đi những trách nhiệm cá nhân khác, thậm chí sợ chúng.

Vòi bạch tuộc của thế giới số

Các hãng công nghệ thường đưa các vòng lặp này như một tiện ích người dùng. Một quảng cáo mới sẽ cho biết rằng nhân vật trong đó đang buồn vì máy tính của họ đột ngột hỏng. Tuy nhiên, một thiết bị mới với khả năng tiết kiệm và bảo vệ năng lượng sẽ khiến vấn đề này biến mất. Hay T-Mobile với dịch vụ BingeOn mới nhất, cho người dùng quyền truy cập tốc độ cao vào các nội dung truyền tải số.

Thậm chí, còn có cả một cụm từ chỉ những chuyên gia liên tục chỉnh sửa và thử nghiệm các ứng dụng nhằm mục đích giữ chân người dùng và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ: growth hackers.

“Làm sao để điều khiển thói quen sử dụng sản phẩm?” theo Sean Ellis, Tổng Giám đốc GrowthHackers.com, một công ty phần mềm chuyên về các kỹ thuật phát triển online. “Vấn đề không phải thu hút khách hàng mới. Vấn đề là giữ chân những người cũ, và sau đó chính họ sẽ mang tới những khách hàng mới”.

Để ví dụ, Ellis đã ví dụ với ứng dụng Calm, ứng dụng này có một tính năng lịch có thể “nhẹ nhàng” khuyến khích người dùng tiếp tục sử dụng dịch vụ. Mỗi khi xong một bài tập, ứng dụng sẽ “cho biết rằng tôi đang tập một bài mỗi 3 – 4 ngày, tuy nhiên nó cũng sẽ đưa ra một biểu đồ với lời khuyên tập luyện mỗi ngày”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu công nghệ như Tristan Harris, một nhà thiết kế cũng như nghiên cứu sản phẩm tại Google cũng khuyến cáo rằng việc tiếp tục sử dụng “Growth hacking” sẽ khiến các hãng sản phẩm áp dụng các phương pháp của mình nhiều hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Harris cũng là đồng sáng lập của một dự án mang tên Time Well Spent, dự án này khuyến khích các hãng công nghệ đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho những người dùng không muốn bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều khiển tiêu dùng nói trên. Ông cho biết, ông viễn cảnh ra một tương lai nơi các ứng dụng sẽ được đo độ phát triển không thông qua người dùng hay độ kết nối, mà qua các mối quan hệ vững chắc hay những công việc được mang lại.

“Hiện nay, rất nhiều các hãng đi đầu cũng muốn thay đổi tình hình, nhưng vẫn chưa hề có tiền lệ về sự khác biệt và họ vẫn chưa thể thay đổi”, theo nhận định của Harris.

Tuy nhiên, rất có thể cuối cùng các công ty sẽ đạt được mục đích này.

Ví dụ như Canada, các sòng bạc tại đây đã bắt đầu phát triển các thuật toán để xác nhận rằng người chơi đang trở nên nghiện, sau đó họ sẽ can thiệp. Đây cũng là một cách giữ chân khách hàng cho các sòng bạc này – bằng cách không vét nhẵn túi của họ.

Ngoài ra, các mạng xã hội hay các game online cũng đang theo dõi tần số hoạt động của người dùng.

Điều này là hợp lý, bởi khi làm điều này, các công ty không chỉ đang chấp hành luật pháp, mà còn đang bảo vệ lợi nhuận của chính mình. Rất có thể sau này họ cũng sẽ gửi những thông báo khuyên can khi người dùng đã hoạt động quá nhiều.

Theo NY Times

Có thể bạn quan tâm