Đó là nhận định được ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành tại Shopee Việt Nam - khi nhận định về thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm qua, cũng như nhận định về xu hướng năm 2021.
Theo đó, đị diện Shopee cho rằng, tình hình đại dịch diễn biến phức tạp đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ bình thường mới.
Theo Shopee, có thể nhận thấy 3 xu hướng chính cho thị trường TMĐT Việt Nam trong năm 2021.
Tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số
Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn TMĐT. Theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với TMĐT sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng.
Nhận thức điều này, theo đại diện Shopee, nền tảng này sẽ tiếp tục cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng, bao gồm ví điện tử AirPay. Theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử Airpay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần. Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví Airpay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với thanh toán kỹ thuật số.
Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, tình hình dịch bệnh trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình này ở một số khu vực, nơi phần lớn các giao dịch tiêu dùng được thực hiện bằng tiền mặt. Bên cạnh sự gia tăng trong việc sử dụng ứng dụng AirPay, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán này cũng đã tăng gấp 2 lần trong năm 2020, bao gồm những đối tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian.
Dịch vụ hậu cần sẽ dẫn đầu
Tại Việt Nam, Shopee cũng ghi nhận các mặt hàng liên quan đến Thực phẩm, Sức khỏe và Gia đình được vận chuyển từ kho hàng của Shopee tăng gấp 2 lần. Vào năm 2020, Shopee Express - dịch vụ chuyển phát nhanh của Shopee, đã mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn.
Đồng thời, Shopee ghi nhận nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần vào năm 2020. Đây được coi là xu thế sẽ tiếp diễn trong năm 2021.
Sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng
Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các chiến lược kỹ thuật số để tiếp tục tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Riếng với Shopee, hiện có hơn 20.000 thương hiệu hàng đầu quốc tế và nội địa trên Shopee Mall, mang đến cho người mua nhiều lựa chọn về sản phẩm chính hãng từ những vật dụng hàng ngày cho đến sản phẩm cao cấp. Điều này không chỉ gia tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tích cực mà còn giúp các thương hiệu mở rộng hình thức tiếp cận khách hàng.